Phú Tân (An Giang) nuôi cá sặc rằn lãi cao
Đây là thế mạnh có triển vọng để quy hoạch, nhân rộng… Bên cạnh đó cũng tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư vùng nuôi thủy sản theo hình thức đầu tư trực tiếp.
Thời gian qua, huyện Phú Tân đã triển khai thử nghiệm mô hình nuôi cá sặc rằn thương phẩm trong ao đất, thức ăn công nghiệp với diện tích 500m2 tại ấp Hòa An xã Hòa Lạc. Kết quả sau thu hoạch cho thấy rất hiệu quả, thả 41kg giống (8200con), nuôi 7 tháng, tỷ lệ sống 85%, kích cở thu hoạch 9con/kg, sản lượng 774kg, giá bán 50.000đ/kg, sau khi trừ chi phí còn lãi gần 5 triệu đồng.
Bên cạnh đó, huyện cũng tạo điều kiện cho 05 doanh nghiệp đầu tư vùng nuôi cá tra ở Phú Bình, Chợ Vàm với diện tích 33ha, trong đó có 22ha nuôi theo tiêu chuẩn GlobalGap (hiện nuôi 22,3ha); đối với 03 vùng nuôi còn lại ở Bình Thạnh Đông, Hòa Lạc và Tân Trung, huyện đang tiếp tục mời gọi các doanh nghiệp tham gia đầu tư trong thời gian tới.
Trong khi giá trị của cây lúa mang lại lợi nhuận không cao cho người dân thì nuôi thủy sản như cá sặc rằn, cá tra... là một trong những hướng đi mới nhằm chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, phá thế độc canh cây lúa, tạo ra sản phẩm có giá trị cao giúp người dân xóa đói giảm nghèo và góp phần phát triển kinh tế của địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Để đạt được những mục tiêu gieo cấy 5.100 ha lúa, năng suất 55 tạ/ha, huyện Yên Phong chỉ đạo các xã, thị trấn bám sát định hướng của ngành Nông nghiệp, điều kiện thực tế của địa phương để xây dựng kế hoạch.
Năm 2012, lần đầu tiên huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) đưa mô hình nuôi cá lồng bè vào nuôi thí điểm tại khu vực lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 (thuộc xã Trà Tân). Mô hình này đã thành công và đang được nhân rộng, đem lại hướng sinh kế mới cho người dân bị mất đất vùng thủy điện.
Theo Phòng NN&PTNT thôn huyện Thanh Hà (Hải Dương), năm nay vải thiều sẽ bắt đầu cho thu hoạch từ ngày 15-6 đến 15-7, muộn hơn năm ngoái 10 ngày.
Sáng 19/7, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội tổ chức Hội nghị Triển khai chính sách về hỗ trợ lãi suất vay vốn ưu đãi thuộc lĩnh vực trồng trọt, theo Quyết định 16/QĐ-UBND ngày 6/7/2012.
Hiện nay một số địa phương trên địa huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) xảy ra tình trạng tôm bệnh, tập trung tại thị trấn Sịa (4 ha), xã Quảng Phước (3 ha) và xã Quảng Công (1 ha) với số lượng tôm bị bệnh trên 120 vạn con. Trước tình hình trên phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện đã cử cán bộ kỹ thuật tiến hành lấy mẫu giáp xác tại các hồ nuôi để kiểm tra các chỉ tiêu môi trường. Kết quả kiểm tra mầm bệnh bằng phương pháp PCR cho thấy các hồ nuôi tôm trên bị nhiễm bệnh vi rút đốm trắng. Để khống chế dịch bệnh, không để lây lan sang các hồ khác, Phòng NN&PTNT huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tiến hành lập biên bản đóng cống các hồ nuôi xen ghép tôm cá, tiến hành thả cá ở những hồ này. Đối với những hồ nuôi chuyên tôm, tiến hành xử lý rãi hóa chất Chlorin để tiêu diệt mầm bệnh theo đúng quy trình kỹ thuật mới tiếp tục thả nuôi.