Phú Tân (An Giang) nuôi cá sặc rằn lãi cao
Đây là thế mạnh có triển vọng để quy hoạch, nhân rộng… Bên cạnh đó cũng tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư vùng nuôi thủy sản theo hình thức đầu tư trực tiếp.
Thời gian qua, huyện Phú Tân đã triển khai thử nghiệm mô hình nuôi cá sặc rằn thương phẩm trong ao đất, thức ăn công nghiệp với diện tích 500m2 tại ấp Hòa An xã Hòa Lạc. Kết quả sau thu hoạch cho thấy rất hiệu quả, thả 41kg giống (8200con), nuôi 7 tháng, tỷ lệ sống 85%, kích cở thu hoạch 9con/kg, sản lượng 774kg, giá bán 50.000đ/kg, sau khi trừ chi phí còn lãi gần 5 triệu đồng.
Bên cạnh đó, huyện cũng tạo điều kiện cho 05 doanh nghiệp đầu tư vùng nuôi cá tra ở Phú Bình, Chợ Vàm với diện tích 33ha, trong đó có 22ha nuôi theo tiêu chuẩn GlobalGap (hiện nuôi 22,3ha); đối với 03 vùng nuôi còn lại ở Bình Thạnh Đông, Hòa Lạc và Tân Trung, huyện đang tiếp tục mời gọi các doanh nghiệp tham gia đầu tư trong thời gian tới.
Trong khi giá trị của cây lúa mang lại lợi nhuận không cao cho người dân thì nuôi thủy sản như cá sặc rằn, cá tra... là một trong những hướng đi mới nhằm chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, phá thế độc canh cây lúa, tạo ra sản phẩm có giá trị cao giúp người dân xóa đói giảm nghèo và góp phần phát triển kinh tế của địa phương.
Related news
Chúng tôi gặp Nguyễn Thanh Thọ 45 tuổi đang chăm chút cột cành cây khổ qua chuẩn bị lên giàn. Anh Thọ nêu gương nông dân cần mẫn làm ăn căn cơ nuôi con ăn học chu đáo ở thôn Phước Thiện 1, xã Phước Sơn, huyện Ninh Phước. Tuy đất đai canh tác ít nhưng anh đầu tư thâm canh các loài cây la- ghim bảo đảm chất lượng nông sản gắn với nhu cầu tiêu thụ thị trường đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2007, chị Nguyễn Thị Ngọc Lệ 31 tuổi, ở thôn Trường Thọ (xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước) trồng táo trên diện tích 3,5 sào đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao.
Theo thống kê của các cơ quan chức năng, hiện mỗi ngày có khoảng 20 - 30 tấn cá tầm Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam. Trong đó, cá được nhập lậu chủ yếu qua các cửa ngõ như Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Quảng Ninh.
Theo Sở NN và PTNT Đồng Tháp, lũy kế diện tích thả nuôi cá tra từ đầu năm đến 5/7/2013 là 1.429,56 ha, bằng 71,48% kế hoạch năm và tăng 143,33 ha so với cùng kỳ năm trước. Đồng Tháp đã thu hoạch 526,22 ha với sản lượng 189.184 tấn. Tổng số lượng cá giống thả là 339,90 triệu con. Diện tích đang nuôi là 903,34 ha, diện tích treo ao là 40,7 ha.
Để thực hiện chương trình tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, trong 2 năm qua, từ nguồn vốn của Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam (VICOFA), người dân trong tỉnh còn được cấp miễn phí giống cà phê để “trẻ hóa” vườn cây. Tuy nhiên, qua thực tế cấp phát cho thấy, công tác này đã bộc lộ nhiều bất cập, nhất là ở cấp cơ sở, nơi mà việc triển khai còn mang tính hình thức đại trà, chiếu lệ.