Mở rộng diện tích cam sành

Kiểm tra sinh trưởng của cam sành trồng mới tại huyện Vị Xuyên.
Chương trình trồng mới cây cam sành tại 3 huyện Vị Xuyên, Quang Bình và Bắc Quang thuộc dự án “Phục hồi cây cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP”
Dự án được tỉnh hỗ trợ cây giống sạch bệnh, có năng suất, chất lượng cao do Trung tâm Giống cây trồng tỉnh cung ứng.
Nhằm đảm bảo diện tích cam sành trồng mới đạt tiến độ và đảm bảo theo đúng quy trình kỹ thuật.
Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Giang đã phối hợp Trung tâm Giống cây trồng và các xã, thị trấn tiến hành thẩm định đất đai, cử cán bộ chuyên môn xuống cơ sở hướng dẫn nông dân trồng và chăm sóc cam sành.
Ông Lương Văn Đoàn, Chủ tịch UBND huyện Vị Xuyên, cho biết, cam sành là một trong những cây ăn quả đặc sản và chủ lực của tỉnh, vì vậy, phục hồi và mở rộng diện tích cây cam sành là một trong những chương trình phát triển kinh tế chủ lực của huyện.
Có thể bạn quan tâm

Được biết, trong khoảng 3 tháng trước đây, mực khô bị giảm giá đột biến khoảng 150 ngàn đồng/kg, gây rất nhiều khó khăn cho bà con ngư dân khi đánh bắt vì thu không bù nổi chi phí (doanh thu bán mực chiếm 70% tổng doanh số đánh bắt của chuyến biển), nhiều tàu ghe lỗ tổn do giá mực giảm phải nằm bờ.

Những năm qua, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp trong tỉnh Bắc Ninh có bước phát triển nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều cơ sở sản xuất giống, chế biến, các trang trại từng bước đưa công nghệ cao vào sản xuất, góp phần giải phóng sức lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Từ đầu tháng 3 đến nay, khi bắt đầu thu hoạch vụ dưa đông xuân 2013 - 2014 và vụ dưa xuân hè 2014, tại các tỉnh miền Trung, rơm được bán với giá rất cao, gấp 2 - 3 lần so với mọi năm.

Theo Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Phước, thời gian qua, các bệnh hại trên cây cao su như: Rệp vảy, vàng rụng lá, nấm hồng, héo đen đầu lá... gây hại phổ biến ở mức độ nhẹ đến trung bình.

Dự án “Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học” (còn gọi là QSEAP), tổng vốn đầu tư hơn 90 tỷ đồng, trong đó khoảng 66 tỷ đồng là vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), được Sở NN&PTNT Đà Nẵng triển khai đầu năm 2010.