Tập huấn phương pháp khuyến nông và kỹ thuật sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP
Học viên thăm và tìm hiểu về vùng nguyên liệu sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP.
Tại lớp tập huấn, học viên cùng với giảng viên trao đổi, chia sẻ về phương pháp khuyến nông hiện trường (FFS); kỹ thuật sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP; lợi ích của việc áp dụng VietGAP trong sản xuất chè...
Qua lớp tập huấn, học viên được học, trao đổi, thảo luận và thực hành tự hoàn thiện một bài giảng theo phương pháp FFS về chủ đề thực tế sản xuất tại địa phương; thực hành cách thu hoạch, bảo quản và vận chuyển sản phẩm chè đảm bảo theo tiêu chuẩn VietGAP tại nương chè.
Ngoài ra, học viên được giới thiệu thêm về các bước tiến hành để được chứng nhận VietGAP, các thủ tục cần thiết khi khiếu nại và giải quyết khiếu nại, một số phụ lục về tiêu chuẩn các loại chất có trong đất, nước… trong sản xuất chè theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Bên cạnh đó, học viên được tham quan thực tế nhà máy chè Ôlong tại xã Bản Bo (huyện Tam Đường), tìm hiểu về vùng sản xuất nguyên liệu chè, quy trình chế biến chè theo tiêu chuẩn VietGAP.
Được cán bộ nhà máy giải đáp thắc mắc liên quan và thăm những gia đình tiêu biểu trong sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP tại địa phương.
Qua đó, học viên nắm và thực hành được cách làm theo phương pháp FFS, lấy người học làm trung tâm, từ đó chủ động hơn trong cách lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp khi tổ chức tập huấn tại cơ sở, hướng dẫn nông dân vùng chè phát triển sản xuất an toàn theo hướng VietGAP trên các vùng nguyên liệu phù hợp.
Tỉnh Lai Châu đã và đang quy hoạch, phát triển các vùng chè chất lượng cao tại các huyện có điều kiện phù hợp như Tân Uyên, Tam Đường, TP.Lai Châu nên việc tổ chức lớp tập huấn này rất phù hợp, nhằm cập nhật tiến bộ kỹ thuật, tiêu chuẩn cần thiết để cán bộ khuyến nông truyền đạt lại cho nông dân, từ đó áp dụng vào thực tế sản xuất.
Có thể bạn quan tâm
Sau bốn tháng thả nuôi, nhiều hộ nuôi cá chạch bùn (còn gọi là cá chạch sụn, cá chạch Đài Loan) ở xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò đang bước vào giai đoạn thu hoạch, nhưng giá cá đã giảm khoảng 200.000 đồng/kg, hiện cá loại 20 đến 25 con/kg còn khoảng 80.000 - 90.000/kg.
Trong công tác quản lý công nghệ, an toàn bức xạ và sở hữu trí tuệ, đơn vị tổ chức tập huấn sử dụng phần mềm đánh giá trình độ công nghệ cho 6 doanh nghiệp và 3 đơn vị sở, ngành tỉnh. Ngoài ra, đơn vị còn hỗ trợ 1 doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ASC và GlobalGAP trong nuôi trồng thủy sản với số tiền 120 triệu đồng.
Để nâng cao năng suất cây trồng, chuyển đổi phần diện tích đất trồng lúa, màu kém hiệu quả của bà con, vụ xuân năm nay, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã triển khai mô hình chuyển đổi trồng lúa, màu kém hiệu quả sang trồng các giống ngô lai đơn NK4300 và NK6654 với quy mô 10ha tại 3 thôn: Pắc Chi, Pặc Pùng và Bản Ngày (xã Vô Ngại, huyện Bình Liêu) với sự tham gia của 50 hộ nông dân.
Giống cây ăn quả này được đưa về trồng thử nghiệm tại tỉnh ta từ năm 2010 với 9 hội viên. Đến nay, toàn tỉnh đã có gần 400 hộ gia đình trồng thanh long RĐLĐ1 với tổng diện tích 72,4 ha, 79.632 trụ, trong đó có 42 hộ trồng quy mô hơn 500 trụ trở lên. Các địa phương trồng thanh long RĐLĐ1 quy mô tập trung như: Thạch Thành, Hà Trung, Yên Định, thị xã Bỉm Sơn.
Gần 2 tháng nay, anh Nguyễn Văn Lập ở khu phố Ninh Thành, thị trấn Lộc Ninh (huyện Lộc Ninh - Bình Phước) mỗi ngày phải đi về 40km ngủ ở chòi để canh giữ tiêu. 17 giờ chiều anh Lập vào vườn ở tổ 1, ấp Đồi Đá, xã Lộc Khánh, đến 7 giờ sáng hôm sau về đi làm công nhân.