Trang chủ / Hải sản / Tôm sú

Phòng Và Trị Bệnh Mềm Vỏ Kinh Niên Ở Tôm

Phòng Và Trị Bệnh Mềm Vỏ Kinh Niên Ở Tôm
Ngày đăng: 06/07/2013

Bệnh mềm vỏ kinh niên là bệnh thường xảy ra trong các ao nuôi tôm thương phẩm. Biểu hiện của bệnh là sau khi lột xác, vỏ tôm không cứng lại được, vỏ thường bị nhăn nheo, dễ rách nát nên dễ bị cảm nhiễm của các tác nhân gây bệnh, tôm có vỏ mềm yếu, vùi mình dạt bờ. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng mềm vỏ của tôm.

Do trong thức ăn dùng nuôi tôm thiếu chất khoáng hoặc thiếu một số vitamin, nhất là vitamin D thúc đẩy quá trình hấp thụ các chất khoáng. Cũng có thể thức ăn kém chất lượng, ôi thiu hoặc cho ăn thiếu.

Trong ao có nhiều chất độc, như các khí độc sinh ra do sự phân huỷ của các chất hữu cơ, chất độc sinh ra do tảo độc hoặc chất độc do nguồn nước thải công nghiệp, sinh hoạt đặc biệt là thuốc trừ sâu trong nông nghiệp.

Nuôi tôm trong điều kiện môi trường có nhiều biến động gây sốc làm rối loạn hoạt động trao đổi chất của tôm cũng gây ra mềm vỏ.

Từ nguyên nhân gây mềm vỏ như đã nêu ở trên, cần ngăn chăn hiện tượng này cần quan tâm đến vấn đề sau:

Dùng thức ăn có chất lượng tốt, có hàm lượng P: Ca là 1: 1. Bổ sung một lượng Vitamin tổng hợp, không nuôi mật độ quá cao.

Đảm bảo độ pH 7,5 đến 8,5 trong suốt quá trình nuôi.

Tránh nguồn nước thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt chảy vào ao nuôi, tránh hiện tượng tảo nở hoa gây biến động điều kiện môi trường.


Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân tôm sú chết tại xuân trường (nam định) vụ nuôi 2006 Nguyên nhân tôm sú chết tại xuân trường (nam định) vụ nuôi 2006

Vụ nuôi tôm sú 2006 tại hai xã Xuân Vinh, xuân Hòa huyện Xuân Trường được kỳ vọng rất nhiều

12/03/2015
Quy trình nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh Quy trình nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh

Dựa trên nền tảng quy trình nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh (TC-BTC) mà các ban, ngành chuyên môn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo;

12/03/2015
Qui trình công nghệ nuôi tôm sú công nghiệp Qui trình công nghệ nuôi tôm sú công nghiệp

1. Chuẩn bị ao lắng Nước mặn / lợ được đưa vào ao lắng, trữ lắng 7-10 ngày, sát trùng, diệt mầm bệnh bằng clorin 15-30ppm (theo qui trình sử dụng clorin).

12/03/2015
Bệnh thân đỏ đốm trắng ở tôm sú Bệnh thân đỏ đốm trắng ở tôm sú

Ở tôm sú, bệnh thường hay gặp nhất, khó ngăn ngừa và điều trị là bệnh thân đỏ đốm trắng.

12/03/2015
Kỹ thuật nuôi tôm sú vỗ tôm bố mẹ cho đẻ Kỹ thuật nuôi tôm sú vỗ tôm bố mẹ cho đẻ

Phong trào sản xuất tôm giống, nuôi tôm thương phẩm ở Việt Nam đã và đang phát triển mạnh đòi hỏi nguồn cung cấp tôm bố mẹ lớn

12/03/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.