Trang chủ / Hải sản / Tôm sú

Nuôi Ghép Cua Xanh Với Tôm Sú

Nuôi Ghép Cua Xanh Với Tôm Sú
Ngày đăng: 23/02/2014

Năm 2003, các nhà khoa học ngành thuỷ sản đã nghiên cứu thành công và hoàn thiện công nghệ giống cua xanh. Do chủ động nguồn cua giống nhân tạo, nghề nuôi cua xanh đã phát triển mạnh với nhiều hình thức như nuôi ghép với tôm sú, nuôi ghép với cá, nuôi trong hệ sinh thái rừng ngập mặn, nuôi chuyên canh đạt năng suất từ 1,5-2 tấn/ha.

Xin giới thiệu hình thức nuôi ghép cua xanh với tôm sú, đạt năng suất 1 tấn/ha. Mô hình này được áp dụng cho tất cả các tỉnh ven biển trong cả nước.

Điều kiện áp dụng

Môi trường nuôi: Chất đáy ao là bùn cát, độ lún từ 10-15cm. Độ mặn dao động 15-25‰.

Các chỉ tiêu thuỷ hoá: pH =8,0-8,5, nhiệt độ nước 26-300C, NH3-N, NO2, H2S <0,02 mg/lít, oxy hoà tan 6mg/lít. Độ sâu nước:0,8-1,5m.

Diện tích ao nuôi: Từ 0,3-1ha, mỗi ao có 1-2 cống cấp và thoát nước.

Vị trí ao nuôi

Chọn ao ở vùng trung hoặc hạ triều để thuận tiện cho việc cấp thoát nước.

Do ao nuôi thường ở vị trí trung triều nên sẽ rất khó tháo cạn nước để phơi đáy ao diệt tạp, do đó cần tiến hành tẩy dọn ao bằng cách dùng saponin diệt tạp với liều lượng 10-15g/m3, thời gian xử lý 24-36 giờ. Bón vôi để khử chua và diệt tạp với liều lượng 1.000-1.500kg/ha, tuỳ thuộc vào pH của đất và nước. Dùng lưới 2a=1cm, khổ 0,5-0,7m chắn quanh bờ ao để bảo vệ, lưới chắn có góc nghiêng vào trong lòng ao 450 nhằm đảm bảo cua trong ao không thể bò qua được.

Cấp nước vào ao nuôi: Trước khi cấp nước vào ao cần tiến hành kiểm tra cống cấp và thoát nước, dùng lưới 2a=2mm để chắn và bảo vệ không cho địch hại vào ao nuôi. Trong 2 tháng đầu duy trì mức nước ao từ 0,8-1m, sau đó tăng dần nước đạt từ 1-1,4m.

Thả giống

Kích cỡ cua và tôm giống: Cua giống có độ rộng của vỏ đầu ngực (mai cua) đạt 17-20mm, trọng lượng 0,8-1g/con, tôm giống cỡ PL 15 trở lên. Mật độ thả 0,5 con cua/m2 nuôi ghép với 10 con tôm sú/m2.

Thời điểm thả giống: Thả cua trước 45 ngày sau đó mới thả tôm giống.

Quản lý và chăm sóc

Cho ăn: Thức ăn dùng để nuôi cua là cá tạp, nhuyễn thể, giáp xác kích thước nhỏ, thức ăn tổng hợp dạng viên. Tỷ lệ trộn thức ăn cho cua: cá tạp 50-60%, nhuyễn thể 30- 40%, giáp xác 10%. Để đảm bảo cho cua phát triển tốt cần bổ sung thức ăn tổng hợp dạng viên.

Lượng thức ăn cho ăn hằng ngày phụ thuộc vào kích cỡ của cua và tôm, tăng dần trong khi nuôi nhưng tỷ lệ % thức ăn cho ăn so với trọng lượng của cua giảm dần, thường cho ăn 3-10% trọng lượng thân.

Thời gian cho ăn: Nên cho ăn ngày 2 lần, vào lúc 7-9 giờ và 17-18 giờ. Nếu thức ăn dư thừa cần vớt khỏi ao nuôi sau 10 giờ tính từ lúc cho ăn.

Phương pháp cho ăn: Cho cua ăn trên sàng ăn, khoảng cách giữa sàng ăn là 4-7m.

Thay nước: Thay từ 1/3-2/3 nước cũ và cấp nước mới, thay nước 3-5 ngày liên tục trong mỗi kỳ con nước.

Thu hoạch

-Với cua:

Sau 4 tháng nuôi tiến hành thu hoạch cua đực đạt kích cỡ thương phẩm để giảm mật độ. Thu cua bằng cách cho thức ăn vào sàng cho ăn để cua vào ăn, sau đó kéo sàng lên để bắt những con đạt tiêu chuẩn.

-Với tôm:

Sau 2,5 đến 3 tháng nuôi, dùng đăng hình chữ A thu hoạch tôm đạt kích cỡ thương phẩm bằng đó, hom, trong đó, hom đặt cây đèn dầu để dẫn dụ tôm vào.

Bảo quản sản phẩm:

Sau khu thu hoạch, trói cua bằng dây đay hoặc dây chuối. Đối với tôm sú phải bảo quản sống bằng cách sục ôxy.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Nuôi Tôm Sú Bán Thâm Canh, Thâm Canh Kỹ Thuật Nuôi Tôm Sú Bán Thâm Canh, Thâm Canh

Tập trung nuôi tôm trong vụ chính,bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau.Vụ phụ mùa mưa hạn chế tối đa việc thả nuôi hoặc chuỵển sang nuôi các lòai thủy sản khác như cá rô phi,cá điêu hồng

18/05/2011
Chữa Bệnh Cho Tôm Bằng Tỏi Chữa Bệnh Cho Tôm Bằng Tỏi

Cho đến nay thế giới vẫn chưa tìm ra thuốc chữa bệnh đốm trắng cho tôm. Vậy mà, sau nhiều năm trăn trở, nghiên cứu, một nông dân ở tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tìm ra bài thuốc chữa bệnh bằng tỏi, mở ra một hướng mới trong điều trị bệnh cho tôm

26/11/2011
Bệnh Mềm Vỏ Bệnh Mềm Vỏ

Bệnh mềm vỏ kinh niên là bệnh thường xảy ra trong các ao nuôi tôm thương phẩm. Biểu hiện của bệnh là sau khi lột xác, vỏ tôm không cứng lại được, vỏ thường bị nhăn nheo, dễ rách nát nên dễ bị cảm nhiễm của các tác nhân gây bệnh, tôm có vỏ mềm yếu, vùi mình dạt bờ

31/07/2011
Phòng Bệnh Cho Tôm Bằng Tỏi Phòng Bệnh Cho Tôm Bằng Tỏi

Vụ nuôi tôm đầu tiên của năm nay, gần như 100% tôm đã thả nuôi của xã Vinh Xuân đều bị chết, với tổng diện tích hơn 100 ha tôm mất trắng. Nguyên nhân là do dịch bệnh lây lan nhanh qua nguồn nước, nên tất cả các hộ đều thiệt hại

26/11/2011
Cách Chọn Tôm Sú Giống Tốt Cách Chọn Tôm Sú Giống Tốt

Với những “đại gia” nuôi tôm công nghiệp (như Công ty SEACO Sóc Trăng của anh em ông Lưu Thống Nhứt với cả ngàn hécta mặt nước) thì họ đầu tư rất nhiều công sức, tiền bạc cho việc chọn lựa tôm sú giống, từ lấy vài chục mẫu ở các cơ sở nổi tiếng, gởi cơ quan chuyên môn kiểm định nghiêm ngặt đến đặt hàng, tổ chức vận chuyển về điểm nuôi v.v…

02/01/2012