Trang chủ / Hải sản / Tôm sú

Kỹ Thuật Nuôi Ghép Hàu Với Tôm Sú

Kỹ Thuật Nuôi Ghép Hàu Với Tôm Sú
Ngày đăng: 23/02/2014

Nhóm nghiên cứu của Khoa Nông Lâm Ngư- Đại học Vinh đã triển khai mô hình nuôi theo hướng này tại xã Hưng Hoà, thành phố Vinh, Nghệ An.

Ao có diện tích 4.000 - 4.100 m2, mức nước 1,2 - 1,4m, độ mặn 25 – 15%o giảm dần từ đầu đến cuối vụ nuôi. Hai giàn quạt nước (24 cánh/giàn) được bố trí đảo chiều ở giữa ao nuôi.

Tôm sú nuôi theo quy trình nuôi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) của đề tài cấp nhà nước KC-06-20.NN. Mật độ tôm nuôi: 22 - 24 con/m2, cỡ tôm PL15. Sử dụng thức ăn Seahorse của hãng Grobest. Các chế phẩm sinh học sử dụng trong nuôi thực nghiệm gồm: Super clean, Pond-clear, BZT.

Thời gian nuôi: Tháng 4 đến tháng 8 trong năm.

Hàu giống thả nuôi sau khi thả tôm giống 10 - 15 ngày, cỡ giống 10 - 20 g/con, mật độ thả 130 - 150 con/giỏ, kích thước giỏ 30 x 40 x 10cm, thả 80 - 85 giỏ/ao. Treo các giỏ trên giàn dây, cách đáy 30 - 40cm. Các giàn nuôi được bố trí trước và sau hệ thống quạt nước, cách giàn quạt nước 8 -10m.

Sử dụng các phương pháp thường quy trong nghiên cứu NTTS để xác định các yếu tố: Độ trong, nhiệt độ nước, độ pH, kiềm, DO, hàm lượng NH3, H2S, độ mặn, BOD5, COD.

Các yếu tố pH, DO, nhiệt độ nước đo ngày 2 lần lúc 6 giờ 30phút đến 7 giờ sáng và 13-15 giờ chiều. Các yếu tố độ mặn, NH3, H2S, độ kiềm, độ trong đo hàng ngày vào buổi sáng từ 8 -10 giờ. BOD5 và COD đo định kỳ 15 ngày/lần.

Phương pháp theo dõi một số chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của tôm, hàu

+ Tỷ lệ sống của tôm, hàu

Số cá thể tại thời điểm xác định (con)

Tỷ lệ sống (%) = x 100

Số cá thể ban đầu (con)

+Khối lượng trung bình của tôm, hàu (Wtb)

Khối lượng mẫu (g)

Wtb=

Số cá thể trong mẫu (con)

+Tốc độ tăng trưởng khối lượng của tôm, hàu

Wtb lần cân sau (g/con) - Wtb lần cân trước (g/con)

Tốc độ tăng trưởng (g/ngày) = Khoảng thời gian giữa 2 lần cân (ngày)

+Năng suất tôm, hàu nuôi (Y)

Tổng sản lượng tôm thu được của ao nuôi (kg)

Y(kg/ha) = x 10 000

Diện tích ao nuôi (m2)

Kết quả cho thấy, tỷ lệ sống của hàu sau 3 tháng nuôi đạt từ 67 - 78%. Như vậy, không có sai khác lớn về tỷ lệ sống giữa hàu nuôi ghép trong ao tôm và hàu nuôi ở các đầm nước lợ.

Sau 90 ngày nuôi, từ cỡ hàu giống khoảng 17,5g/con đã đạt kích cỡ từ 50,8g - 52,8g/con. Các cá thể hàu nuôi khá đồng đều, độ lệch chuẩn về khối lượng hàu có xu hướng tăng lên nhưng không quá lớn.

Khi nuôi thương phẩm hàu cửa sông trong đầm nước lợ cho thấy: Từ cỡ hàu 12,8 - 15,6g/con sau 3 tháng nuôi đạt cỡ 45 - 50 g/con (tính từ tháng nuôi thứ 3 đến tháng thứ 6). Như vậy, sự tăng trưởng khối lượng của hàu nuôi ghép trong ao tôm tương đương hàu nuôi thương phẩm trong đầm nước lợ.

Thời gian đầu do quá trình vận chuyển và việc thay đổi môi trường sống từ tự nhiên vào trong ao tôm dẫn đến hàu yếu và tăng trưởng rất chậm. Từ tháng thứ 2, hàu tăng trưởng nhanh nhờ thức ăn dồi dào, điều này thể hiện rõ trên đồ thị gia tăng khối lượng hàu nuôi.

Năng suất và hiệu quả kinh tế của mô hình: Sau 4 tháng nuôi, với mật độ thả tôm giống 15 - 20 con/m2 đạt năng suất 1,5-2,5 tấn/ha và với mật độ thả 25 - 40 con/m2 đạt năng suất 4 - 6 tấn/ha. Như vậy, năng suất tôm nuôi trong mô hình thử nghiệm nuôi ghép này đạt từ 2,68 - 4,14 tấn/ha sau 4 tháng nuôi, mật độ thả 22- 24 con/m2 là phù hợp với quy trình.

Việc nuôi ghép hàu trong ao tôm có vai trò tích cực trong việc tăng năng suất tôm nuôi. Điều này có thể giải thích do sự ổn định hơn về môi trường nuôi, mặt khác các giỏ và hệ thống giàn nuôi hàu đã làm tăng diện tích sống, sạch cho tôm nuôi, nhất là với những tôm bị yếu hay bị bệnh.


Có thể bạn quan tâm

Đặc điểm sinh học và sinh thái của tôm sú Đặc điểm sinh học và sinh thái của tôm sú

Hormone hạn chế sự lột xác lột xác (MIH, molt - inhibiting hormone) được tiết ra do các tế bào trong cơ quan của cuống mắt, truyền theo sợi trục tuyến xoang

12/03/2015
Nuôi vỗ tôm sú bố mẹ theo qui trình lọc sinh học Nuôi vỗ tôm sú bố mẹ theo qui trình lọc sinh học

Hiện nay các cơ sở sản xuất tôm giống chủ yếu tập trung nuôi vỗ thành thục trong bể xi măng

11/03/2015
Biện pháp phòng và khắc phục bệnh thân đỏ đốm trắng ở tôm sú Biện pháp phòng và khắc phục bệnh thân đỏ đốm trắng ở tôm sú

Ở tôm sú, bệnh thường hay gặp nhất, khó ngăn ngừa và điều trị là bệnh thân đỏ đốm trắng

11/03/2015
Kinh nghiệm nuôi tôm sú trên ao nổi ở trà vinh Kinh nghiệm nuôi tôm sú trên ao nổi ở trà vinh

Thạc sỹ Trần Hoàng Phúc - Giám đốc Trung tâm Khuyến ngư tỉnh Trà Vinh đã đầu tư xây dựng mô hình nuôi tôm sú thâm canh trong ao nổi

11/03/2015
Cách chọn tôm sú giống tốt Cách chọn tôm sú giống tốt

Chuyên trang đồng bằng sông Cửu Long có nhận được thư của ông Trần Văn Phú (xã Vĩnh Tiến – Vĩnh Châu – Sóc Trăng)

11/03/2015