Nuôi Tôm Sú Bằng Nguồn Nước Giếng Khoan Tại Long An
Trong những năm qua, người dân vùng Hạ tỉnh Long An điêu đứng vì con tôm sú do giá cả thị trường thấp, dịch bệnh, nguồn giống không có chất lượng, thả nuôi không đúng thời vụ và môi trường nước bị ô nhiễm.
Năm 2009, tình hình cũng không khởi sắc dịch bệnh vẫn tiếp tục bùng phát và nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh như muốn quay lưng lại với nghề nuôi tôm sú này.
Hiện nay, diện tích nuôi có xu hướng thu hẹp lại vì công nghiệp hóa, quan trọng nhất là môi trường đã ô nhiễm nghiêm trọng bởi chất thải nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt… gây ảnh hưởng không nhỏ cho người nuôi tôm sú nói riêng và nuôi thủy sản nói chung trên địa bàn tỉnh. Trong 3 năm trở lại đây, một xu hướng mới, có thể nói là có triển vọng cho người nuôi tôm tại vùng Hạ là việc sử dụng nguồn giếng khoan để nuôi tôm vụ nghịch đang phát triển.
Hộ anh Phạm Văn Cành, ấp Thuận Lợi, xã Nhựt Ninh, huyện Tân Trụ, người có trên 7 năm kinh nghiệm nuôi tôm sú. Anh cho biết: “Trước đây tôi nuôi tôm bằng nguồn nước sông bình thường, cũng như nhiều người dân tại đây, tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý môi trường mặc dù đã nắm vững về kỹ thuật. Chất lượng nước ở bên ngoài thường khó kiểm soát và phải tốn rất nhiều chi phí để xử lý nước trước khi nuôi.
Bên cạnh đó, trong thời gian nuôi, nếu thay nước hay cấp nước thì mức độ rủi ro rất cao vì không đảm bảo chất lượng nguồn nước cấp. Ngoài yếu tố chất lượng nước, khi nuôi chính vụ bằng nguồn nước sông rất dễ xảy ra dịch bệnh, do đó người nuôi dễ lỗ”.
Trong 3 năm nay, gia đình anh quyết định chuyển sang nuôi tôm bằng nguồn giếng khoan. Hiện tại, với diện tích ao 1 ha, anh đầu tư 1 giếng đào với chi phí xây dựng ban đầu là 5 triệu đồng. Theo anh, giếng phải đào ở độ sâu 30 – 40 m thì chất lượng nước mới tốt và nuôi tôm mới có hiệu quả.
Anh cho biết nguồn nước giếng khoan này có những ưu điểm như độ kiềm cao, dao động từ 120 – 150 mg/l CaCO3, pH từ 6 - 7, và độ mặn từ 10 - 12 phần ngàn. Quy trình xử lý nước thì không khác với nuôi bằng nguồn nước sông, nhưng quan trọng nhất là phải sử dụng EDTA để khử kim loại nặng với liều lượng 1 kg/1000m3 thì sẽ đảm bảo hiệu quả.
Hiện nay gia đình anh nuôi 2 vụ/năm.. Kết quả vụ nuôi vừa qua, Với diện tích 1 ha, anh thả 120.000 con giống, sau 4 tháng nuôi anh thu hoạch được 2 tấn, cỡ 50 con/kg, với giá bán bình quân là 90.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí anh có lãi 80 triệu đồng.
Ấp Bình Thạnh, xã Nhựt Ninh có phong trào nuôi tôm bằng nguồn giếng khoan khá phổ biến. Anh Đỗ Văn Đo, anh cũng có trên 7 năm kinh nghiệm trong nghề nuôi tôm sú. Anh chuyển sang đào giếng khoan trong 2 năm trở lại đây. Anh cho biết ở mỗi vùng đất khác nhau thì chất lượng nước giếng khoan cũng khác nhau.
Tại đây, độ mặn từ 6 - 7 phần ngàn, pH từ 6,5 - 7 và độ kiềm 60 - 70 mg/l CaCO3. Trong vụ vừa rồi, với diện tích ao 4000 m2, anh thả 150.000 post tôm sú, sau 4 tháng nuôi anh thu hoạch 1,7 tấn. Với giá bán 80.000 đồng/kg, anh có lãi 40 triệu đồng. Anh giải thích lợi nhuận không cao do chi phí xử lý nước và điện cho máy bơm cao.
Tuy nhiên anh rất phấn khởi cho chúng tôi biết rằng khi sử dụng nguồn giếng khoan để nuôi tôm thì người dân ở đây chưa bao giờ bị lỗ. Nguyện vọng của anh và nhiều hộ nuôi khác là nhà nước không cấm việc khoan giếng để nuôi tôm, điều đó sẽ giúp người dân yên tâm sản xuất.
Rõ ràng, từ thực tế sản xuất của người dân, nguồn giếng khoan khá phù hợp với nghề nuôi tôm sú. Đây là một xu hướng có triển vọng phát triển tại Long An. Tuy nhiên, khi sử dụng nguồn giếng khoan thì khả năng ảnh hưởng của nó với tầng ngầm sâu như thế nào và các kim loại nặng khi được đưa lên tầng mặt sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe cũng như môi trường.
Có thể bạn quan tâm
Trên thị trường hiện nay, nhiều loại hóa chất khi sử dụng sẽ hấp thụ mạnh oxy trong nước ao tôm hay mất hoạt tính khi gặp ánh sáng, nên người nuôi tôm cần phải tìm hiểu kỹ đặc tính của chúng để sử dụng một cách có hiệu quả nhất, tránh trường hợp làm mất oxy trong nước gây nguy hiểm cho tôm nuôi
Tôm hiện là một trong những loài thủy sản nuôi nhiều nhất và đem lại lợi nhuận cao cho bà con nông dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công cũng không ít nông dân phải lao đao vì tôm mắc bệnh. Để giúp bà con phòng tránh những hiểm họa trong nuôi tôm, chúng tôi xin giới thiệu một số bệnh và đưa ra cách phòng tránh chung giúp bà con phần nào hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra.
Nuôi tôm biển là một nghề mang lại lợi nhuận lớn cho người nông dân ĐBSCL. Song những năm gần đây dịch bệnh cho tôm nuôi ở đây đã gây những tổn thất lớn cho nhiều người nuôi. Kết quả khảo sát cho thấy bệnh trên tôm sú nuôi thường xuất hiện vào tháng 2-3 hàng năm. Những bệnh chính xuất hiện trên tôm sú nuôi ở ĐBSCL gồm cả vi khuẩn (nhóm Vibrio), virus (MBV, WSSV). Chúng xuất hiện trên tất cả các mô hình nuôi: quảng canh, bán thâm canh, "tôm - lúa", nuôi công nghiệp... Tác nhân gây bùng nổ dịch bệnh trên tôm nuôi trong những năm qua, chủ yếu do mầm bệnh MBV kết hợp với một tác nhân là vi khuẩn gây bệnh.
Thường phát hiện bệnh này trong ao nuôi thả tôm mật độ cao, trong ao nuôi theo hệ thống không thay nước hoặc ít thay nước. Ammonia sẽ làm ảnh hưởng tới mang tôm làm có màu đen và nhiều khi có các chất hữu cơ hoặc vô cơ vào trong mang tôm, nếu không xử lý sẽ làm tôm nhiễm bệnh từ vi khuẩn. Bình thường bệnh đen mang xảy ra lúc tôm lớn (tôm được hai tháng rưỡi tới ba tháng trở lên).
Quy trình này quy định trình tự, nội dung và những yêu cầu kỹ thuật để nuôi thâm canh tôm sú (Penaeus monodon Fabricus 1798). Quy trình áp dụng cho các cơ sở nuôi thâm canh tôm sú trong cả nước để đạt năng suất từ 3 đến 5 tấn/ha/vụ.