Trang chủ / Hải sản / Tôm sú

Nuôi Tôm Sú Quảng Canh Cải Tiến Lời 50 Triệu/ha

Nuôi Tôm Sú Quảng Canh Cải Tiến Lời 50 Triệu/ha
Ngày đăng: 28/02/2014

Mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến ở vùng bán đảo Cà Mau cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, lợi nhuận trên mỗi hecta khoảng 50 triệu đồng. Đây cũng là thành công trong luân canh tôm - lúa. Để áp dụng thành công, theo hướng dẫn của KS. Lê Quốc Tuấn (Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư Cà Mau), bà con nông dân lưu ý như sau.

Thiết kế ruộng nuôi đúng kỹ thuật, diện tích từ 0,5 - 1 ha, ruộng nuôi phải có ao trữ, ao lắng (có thể tận dụng mương vườn làm ao lắng). Có ao vèo hoặc khu ươm tôm giống trước khi thả ra ruộng nuôi. Bờ bao quanh ruộng nuôi 3 - 4 m, chắc, không rò rỉ nước, bờ ruộng nuôi cao hơn mực nước cao nhất trong ruộng là 0,5 m trở lên.

Mương bao xung quanh ruộng rộng 4 - 6 m, độ ngập nước 1 - 1,2 m. Làm cống, ống bọng, có thể bố trí thêm máy bơm dự phòng. Trước khi nuôi cần sên vét bùn đáy kênh mương và vệ sinh ruộng nuôi. Cắt gốc rạ gom lại thành từng gò trên mặt ruộng (cắt rạ chừa lại 10 cm). Có thể bơm cạn nước đáy mương. Bón vôi từ 500 - 1.000 kg/ha.

Phơi mặt ruộng và kênh mương trong hệ thống nuôi nứt chân chim là tốt nhất. Sau đó lấy nước vào ruộng nuôi ngập mặt ruộng 40 cm (lấy nước vào qua ao lắng và lưới lọc. Túi lọc bằng vải KT). Chú ý diệt cá tạp. Nếu độ mặn trên 15%0, dùng Saponin với liều lượng 10 - 15 kg/1.000 m3, còn nếu độ mặn dưới 15%0 thì dùng dây thuốc cá, 4 - 5 g/m3 nước.

Diệt khuẩn bằng iodine với liều lượng 1 - 2 lít/ 1.000 m3. Bón phân gây màu nước, sử dụng NPK với lượng 2 - 3 kg/1.000 m3. Cấy vi sinh, dùng D.EM với liều lượng 1 lít/2.000 m3. Sau đó kiểm tra các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp như pH = 7,5 - 8,5, độ kiềm 80 - 160 mg/lít, độ mặn 10 - 25%0. Màu nước tốt nhất là màu xanh vỏ đậu hoặc nâu nhạt.

Thả giống, trước khi thả thuần nhiệt độ và độ mặn trong 15 - 20 phút. Con giống phải đạt chất lượng, qua xét nghiệm PCR không bị các bệnh đốm trắng, MBV, đầu vàng. Mật độ thả 5 - 8 con/m2. Tôm được vèo vây lại rong ao đất hoặc trong khu vèo (cũng được chuẩn bị tốt như ruộng nuôi) trong thời gian 10 - 15 ngày. Sau đó đưa ra ngoài ruộng nuôi bằng cách khai thông đập cho tôm ra ruộng lần lần hoặc cuốn lưới vèo hay đặt sàng chuyển tôm ra ngoài.

KS. Tuấn lưu ý, đối với tôm giai đoạn ươm ao trong vèo, có cho tôm ăn bổ sung bằng thức ăn công nghiệp, ngày cho ăn 4 lần, thức ăn hòa vào nước tạt đều khắp ao. Khi sang giai đoạn nuôi thịt trong ruộng, tháng đầu khi chuyển ra ruộng nuôi không cần cho ăn vì lượng thức ăn tự nhiên trong ruộng nuôi còn nhiều, đủ đáp ứng nhu cầu cho tôm.

Qua tháng thứ hai tiến hành cho ăn bổ sung bằng thức ăn công nghiệp, lượng thức ăn từ 2 - 5% trọng lượng tôm. Cho ăn ngày 2 lần (sáng và chiều), thức ăn cho vào sàng ăn, bố trí từ 25 - 30 sàng/ha. Sàng cho ăn được đặt đều khắp ruộng nuôi, sau khi cho thức ăn vào sàng, khoảng 2 - 3 giờ sau kiểm tra lại lượng thức ăn (dư, thiếu) để điều chỉnh phù hợp. Hàng tuần kiểm tra các yếu tố môi trường như pH, nhiệt độ, độ kiềm, NH3…

Định kỳ 15 ngày cấy vi sinh một lần (chế phẩm sinh học D.EM). Thường xuyên kiểm tra trạng thái bơi lội, hoạt động, phụ bộ… để xử lý kịp thời. Kiểm tra thức ăn sàng ăn tránh làm ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của tôm. Sau thời gian nuôi 4 - 4,5 tháng, tôm đạt kích cỡ 30 - 40 con/kg, với tỷ lệ sống đạt 40 - 50%, năng suất sẽ đạt 800 - 900 kg/ha.


Có thể bạn quan tâm

Phát hiện nhanh và sớm bệnh đốm trắng trên tôm sú bằng kỹ thuật LAMP Phát hiện nhanh và sớm bệnh đốm trắng trên tôm sú bằng kỹ thuật LAMP

Mục tiêu của nghiên cứu là thử nghiệm các điều kiện thích hợp cho kỹ thuật LAMP trong điều kiện thực tế tại Viện Công nghệ sinh học và Môi trường để phát hiện

22/01/2021
Ảnh hưởng của bệnh giun nhiều tơ đến khả năng sinh tinh của tôm sú thuần hóa Ảnh hưởng của bệnh giun nhiều tơ đến khả năng sinh tinh của tôm sú thuần hóa

Phân tích mô học của gan tụy cho thấy nhiều không bào hơn, là kho dự trữ glycogen và lipid ở nhóm cho ăn nhiều tơ so với nhóm cho ăn thức ăn viên.

01/06/2021
Đặc điểm của vi khuẩn đường ruột ở tôm sú trưởng thành tự nhiên và thuần dưỡng - Phần 1 Đặc điểm của vi khuẩn đường ruột ở tôm sú trưởng thành tự nhiên và thuần dưỡng - Phần 1

Tôm sú là loài giáp xác biển có tầm quan trọng về mặt kinh tế trên thị trường thế giới. Để đảm bảo tính bền vững của ngành tôm thì năng lực sản xuất và công tác

03/06/2021
Đặc điểm của vi khuẩn đường ruột ở tôm sú trưởng thành tự nhiên và thuần dưỡng - Phần 2 Đặc điểm của vi khuẩn đường ruột ở tôm sú trưởng thành tự nhiên và thuần dưỡng - Phần 2

Năm ngành (phyla) chính có liên quan đến đường ruột tôm sú là Actinobacteria, Fusobacteria, Bacteroides, Firmicutes và Proteobacteria (Hình 3).

03/06/2021
Đặc điểm của vi khuẩn đường ruột ở tôm sú trưởng thành tự nhiên và thuần dưỡng - Phần 3 Đặc điểm của vi khuẩn đường ruột ở tôm sú trưởng thành tự nhiên và thuần dưỡng - Phần 3

Ảnh hưởng của vi khuẩn đường ruột đối với vật chủ của chúng hầu hết đã được làm sáng tỏ ở các vật chủ là động vật có xương sống

03/06/2021