Trang chủ / Hải sản / Tôm sú

Kinh Nghiệm Nuôi Tôm Sú Quảng Canh Cải Tiến Năng Suất Cao

Kinh Nghiệm Nuôi Tôm Sú Quảng Canh Cải Tiến Năng Suất Cao
Ngày đăng: 27/02/2014

Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao chỉ mới phát triển trong vài năm gần đây ở Cà Mau. Tuy nhiên, nó đã được nhiều nông dân trong tỉnh áp dụng và mang lại hiệu quả khá cao.

Anh Nguyễn Văn Thắng ở xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước (Cà Mau), đã 3 năm liền áp dụng mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến năng suất cao, mỗi vụ mang lại lợi nhuận khoảng 80 - 120 triệu đồng/4.000 m2. Anh Thắng chia sẻ những kinh nghiệm trong nghề nuôi tôm:

Về cải tạo ao: Trước tiên phải tát cạn ao, sên vét bùn đáy và phơi khô đáy ao. Sau đó rào lưới xung quanh ao, lấy nước qua lưới lọc độ sâu đầm nuôi đạt 1 m, phần trên trảng là 0,8 m và tiến hành bón vôi với liều lượng 50 kg/1.000 m2. Sau 3 ngày bón vôi, tiếp tục tạt 5 kg Saponine/1.000 m2 diệt cá. Sau 3 ngày tiếp theo tạt thêm 1 gói BZT (227 g) và tiến hành thả giống. Nếu nước chưa lên màu thì bón thêm 1 kg DAP/1.000 m2.

Về con giống: Con giống là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của mô hình, chấp nhận trả giá cao để chọn được giống tốt và có xét nghiệm PCR. Mật độ thả 10 con PL15/m2.

Về cách quản lý và chăm sóc: Sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp trong suốt quá trình nuôi. Bắt đầu cho tôm ăn vào ngày thứ 2 sau khi thả theo hướng dẫn trên bao thức ăn nhưng chỉ cho ăn 2 cử vào buổi tối.

Sử dụng 4 sàng ăn đặt 4 góc ao và 4 sàng ăn đặt trên trảng. Dựa vào các sàng ăn để quyết định tăng thêm thức ăn hay giảm xuống và đồng thời biết thêm sức khỏe tôm nuôi.

Từ tháng thứ 2 trở đi định kỳ 10 ngày 1 lần chài tôm để đánh giá sự tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm, đồng thời điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

Trộn Vitamin C, khoáng và men tiêu hóa vào thức ăn với liều lượng như hướng dẫn của nhà sản xuất và tăng thêm khi có biến động thời tiết.

Từ tháng thứ 2 bắt đầu chạy quạt nước 4 giờ/ngày (sử dụng 2 giàn quạt nước với 10 cánh/giàn).

Trong suốt quá trình nuôi luôn giữ mực nước ổn định 0,8 - 1 m, không thay nước, chỉ cấp bù thêm nước bị hao hụt.

Cứ 10 ngày 1 lần sử dụng chế phẩm sinh học EM tạt xuống ao để làm ổn định chất lượng nước và nền đáy ao nuôi, nâng cao sức khỏe và sức đề kháng của tôm nuôi, đồng thời tăng khả năng hấp thụ thức ăn.

Ngoài ra, phải thường xuyên kiểm tra độ pH, độ kiềm, độ mặn và đặc biệt là đánh giá sức khỏe tôm để có biện pháp phòng trị bệnh thích hợp.


Có thể bạn quan tâm

Top 3 các bệnh thường gặp ở tôm sú Top 3 các bệnh thường gặp ở tôm sú

Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho quý bà con một số bệnh thường gặp ở tôm sú để người nuôi có thể chủ động phát hiện và phòng trị bệnh hiệu quả nhất.

05/07/2018
Những điều cần lưu ý khi nuôi ghép cá rô phi với tôm sú Những điều cần lưu ý khi nuôi ghép cá rô phi với tôm sú

Đối với mô hình nuôi ghép này bà con cũng có một vài điều cần lưu ý, và đó là nội dung chính ECOCLEAN muốn chia sẻ với bà con trong bài viết hôm nay!

12/07/2018
Bệnh thiếu dinh dưỡng trên tôm sú Bệnh thiếu dinh dưỡng trên tôm sú

Hiện nay, thức ăn công nghiệp quan tâm nhiều đến lợi nhuận tối đa với chi phí tối thiểu, không chú trọng để đảm bảo có đầy đủ các chất dinh dưỡng vi lượng

24/07/2018
Phòng trị bệnh đóng rong trên tôm nước lợ Phòng trị bệnh đóng rong trên tôm nước lợ

Bệnh đóng rong trên tôm nước lợ do động vật nguyên sinh, vi khuẩn dạng sợi, tảo bám, vi nấm... Mặc dù không gây ra tình trạng tôm chết hàng loạt

01/08/2018
Phát hiện sớm các bệnh thường gặp ở tôm sú bằng cách nào Phát hiện sớm các bệnh thường gặp ở tôm sú bằng cách nào

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn đọc về cách nhận biết các bệnh thường gặp ở tôm sú.

09/08/2018
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.