Phòng Chống Đói, Rét Cho Trâu, Bò
Ở huyện miền núi An Lão (Bình Định), những tháng cuối năm thường có mưa, lũ kéo dài gây ngập úng trên diện rộng làm thiếu thức ăn thô, xanh cho trâu, bò. Mặt khác, người dân ở các xã vùng cao có tập quán chăn nuôi thả rông, hoặc làm chuồng trại tạm bợ, dễ phát sinh dịch bệnh trên vật nuôi. Do đó, huyện An Lão rất chú trọng phòng chống đói, rét cho đàn trâu, bò trong mùa mưa.
Hàng năm, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch phòng chống đói, rét cho đàn trâu, bò; chỉ đạo các cơ quan liên quan, UBND các xã, thị trấn phối hợp với các hội đoàn thể và các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật và kinh nghiệm phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho trâu, bò đến tận người chăn nuôi. Thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết để người chăn nuôi chủ động hơn.
Riêng trong năm 2013, huyện đã chỉ đạo Trạm Khuyến nông hỗ trợ kinh phí thực hiện xây dựng mô hình điểm phòng chống đói, rét cho đàn trâu, bò tại xã vùng cao An Nghĩa. 10 hộ đồng bào Bana chăn nuôi 40 con trâu, bò tham gia mô hình đã trồng 2.000m2 cỏ cao sản, xây dựng 10 cây rơm rạ để dự trữ thức ăn cho trâu, bò. Từ hiệu quả thiết thực của mô hình này, các hội đoàn thể, địa phương trên địa bàn huyện đã vận động người chăn nuôi trồng được 16,5 ha cỏ cao sản, xây dựng 1.200 cây rơm rạ, tận thu các phụ phẩm nông nghiệp khác để bổ sung thức ăn cho gia súc trong mùa mưa. Hiện toàn huyện có 70% số hộ chăn nuôi xây dựng được chuồng trại đảm bảo kỹ thuật, có dự trữ thức ăn cho đàn gia súc và hạn chế chăn thả trâu, bò trên vùng núi cao vào những ngày mưa lạnh. Huyện cũng đã hoàn thành tiêm phòng cho đàn gia súc đạt 87% tổng đàn trở lên.
Trước mùa mưa bão, huyện đã chỉ đạo các địa phương vận động hộ chăn nuôi đưa trâu, bò trên núi cao về chăn dắt tại vùng thấp hoặc nhốt trong chuồng trại. Hướng dẫn bà con dự trữ thức ăn thô, xanh; đảm bảo vệ sinh chuồng trại; bổ sung thêm thức ăn tinh bột, vitamin và chất khoáng để tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi.
Có thể bạn quan tâm
Hiện, giá hạt quế được các thương lái thu mua tại chỗ là 280.000 đồng/kg, đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay (mức giá trung bình những năm trước chỉ đạt 70.000 đồng/kg). Ước tính hết vụ quế này, người trồng quế Nậm Đét có thể thu về 5 tỷ đồng từ bán hạt quế.
Nông dân Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đã thu hoạch hành tím vụ đông xuân được 1.050 ha, năng xuất bình quân trên 10 tấn 1 ha, tổng sản lượng đạt 11.400 tấn. Năm nay thương lái thu mua từ 9.000 đến 20.000 đồng 1 ký tùy theo kích cỡ, chất lượng và màu sắc của củ hành tím.
Trong năm 2013, anh Nguyễn Văn Nhàn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau đã tự mài mò nghiên cứu chế tạo ra máy tưới nước cho rẫy dưa hấu, đem lại hiệu quả cao. Chiếc máy đơn giản nhưng có hiệu suất hoạt động tăng gấp 2 - 3 lần so với sức tưới rẫy của 1 công lao động, từ đó giúp nông dân đỡ vất vả hơn trong khâu tưới nước cho rẫy dưa của mình…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và các địa phương triển khai thực hiện “Chiến dịch phòng, chống bệnh chổi rồng trên nhãn” theo nội dung chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Kế hoạch này nằm trong Chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội giữa UBND TP. Hà Nội và UBND tỉnh Bình Thuận, nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân Hà Nội về nguồn quả và thực phẩm an toàn được quản lý về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, có thương hiệu trong dịp Tết Nguyên đán, các Lễ hội, tiến tới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thường xuyên của nhân dân Thủ đô,