Đẩy mạnh thực hành trách nhiệm xã hội trong ngành thủy sản

Thủy sản là 1 trong 5 ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất củaViệt Nam
Diễn đàn nhằm nâng cao hiểu biết về tính cấp thiết và vai trò các bên tham gia trong thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR), chia sẻ kinh nghiệm, góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh cho ngành thủy sản.
Thủy sản là 1 trong 5 ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, năm 2014 đạt 7,92 tỷ USD, tạo việc làm cho 5 triệu lao động.
Trong vòng 2 thập kỷ qua, thủy sản đã từng bước phát triển và lớn mạnh, tạo được vị thế nhất định trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên, tăng trưởng nóng đặt ra những thách thức về các tác động tiêu cực đối với môi trường và xã hội.
Hơn nữa, trước những yêu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới, thủy sản Việt Nam đang nỗ lực hướng đến phát triển bền vững, nâng cao giá trị và chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh.
Song, trách nhiệm xã hội trong ngành thủy sản Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức, chưa được hiểu đúng và chưa được thực hành triệt để. Do đó, mục tiêu của diễn đàn này còn nhằm thúc đẩy ngành thủy sản phát triển theo hướng bền vững, có trách nhiệm.
Có thể bạn quan tâm

Ở huyện Đại Từ (Thái Nguyên), nhiều nông dân gọi ông Lê Xuân Đình, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Thọ là “ông sọc dưa”. Cái tên ngồ ngộ này được nông dân trong vùng gắn cho, lâu ngày thành quen miệng. Bản thân ông Đình cũng thấy vui, vì cái việc chăn nuôi lợn rừng, cung cấp giống lợn rừng cho nông dân trong vùng đã trở nên quen thuộc.

Hiện nay Ninh Bình có khoảng 2.600 hộ gia đình, 3 doanh nghiệp và 15 tổ hợp tác với gần 8.000 lao động thường xuyên tham gia trồng nấm. Sản lượng nấm tươi hàng năm ước đạt 4.500 tấn, cho hiệu quả kinh tế gần 40 tỷ đồng.

Ngành tôm không chỉ bị ảnh hưởng bởi EMS mà còn rất nhiều dịch bệnh khác. Tuy nhiên, EMS là hội chứng mới nên đang thu hút quan tâm. Đáng lo ngại là cho tới thời điểm này vẫn chưa tìm ra nguồn gốc cũng như nguyên nhân gây bệnh của EMS và do đó chưa thể có phương pháp điều trị hội chứng này

Tháng 4, ĐBSCL vào cao điểm mùa khô, đồng thời cũng trùng với thời kỳ thu hoạch rộ khoai mỡ trên Đồng Tháp Mười. Thích hợp với thổ nhưỡng vùng đất nhiễm phèn, thiên nhiên khắc nghiệt, dễ trồng, dễ chăm sóc, khoai mỡ là cây trồng giúp bà con miền đất mới dựng nên cơ nghiệp.

Vụ dong riềng năm nay, người dân các xã Tiền Yên, Đắc Sở, Cát Quế... (Hoài Đức, Hà Nội) trúng đậm, vì được mùa, được giá. Trung bình, mỗi sào dong thu 3 – 4 tấn. Với giá 1.700 đồng/kg, bà con thu lãi gấp đôi trồng lúa.