Kiểm soát chặt quảng cáo thức ăn chăn nuôi
Nội dung quảng cáo thức ăn chăn nuôi phải được cơ quan có thẩm quyền quy định xác nhận.
Đây là quy định mới được bổ sung tại Thông tư 29/2015/TT-BNNPTNT do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
Về thẩm quyền cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thức ăn chăn nuôi, Thông tư 29 nêu rõ, Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thức ăn chăn nuôi đối với các trường hợp quảng cáo trên các phương tiện:
Báo chí, trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác, các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác của Trung ương, phát hành toàn quốc; hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao phạm vi toàn quốc.
Chi cục Thủy sản, Chi cục Chăn nuôi và Thú y cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thức ăn chăn nuôi đối với các trường hợp quảng cáo trên các phương tiện: Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo; phương tiện giao thông; người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, vật thể quảng cáo…
Cũng theo Thông tư, thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam là thức ăn chăn nuôi được Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi công nhận đủ điều kiện lưu hành tại Việt Nam sau khi đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận.
Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi có trách nhiệm định kỳ hàng tháng tổng hợp, công bố Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để các tổ chức, cá nhân có liên quan truy cập, thực hiện.
Thời gian lưu hành của các sản phẩm thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam là 05 năm kể từ ngày được công nhận.
Trước khi hết thời gian lưu hành 06 tháng, tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện đăng ký lại thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam tại Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.”
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04/9/2015.
Có thể bạn quan tâm
Nắng gay gắt cùng với công trình bị rò rỉ, hư hỏng, không giữ, dẫn được nước, kênh mương bồi lấp là nguy cơ thiếu nước tưới cho vụ hè thu sẽ diễn ra trầm trọng. Ngành nông nghiệp lẫn nông dân Tư Nghĩa đang dồn sức cho vụ hè thu.
Theo đánh giá của cơ quan chức năng, đây là vụ lúa bội thu cả về năng suất và sản lượng: năng suất trung bình ước đạt 59,7 tạ/ha (tăng 4,65 tạ/ha); tổng sản lượng ước đạt hơn 50.600 tấn (tăng gần 5.114,4 tấn) so với vụ đông - xuân năm 2012 - 2013. Trong đó, một số địa bàn “trội” về năng suất, như: TP. Điện Biên Phủ 66,8 tạ/ha; huyện Điện Biên hơn 63 tạ/ha…
Ngày 13/5, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết: Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố lại kết quả cuối cùng, đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 9 (giai đoạn từ 1/8/2011 đến 31/7/2012) với sản phẩm philê cá tra đông lạnh nhập từ Việt Nam.
Với diện tích đất sản xuất gần 1.000m2, anh Nguyễn Đức Trọng đội 19, xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) trước đây chỉ trồng ngô, khoai, hiệu quả kinh tế không cao, chưa kể những năm mất mùa. Gia đình 4 miệng ăn chỉ trông chờ vào 2 vụ thu hoạch ngô, cuộc sống rất khó khăn. Từ năm 2000, gia đình anh chuyển sang trồng rau, tuy vất vả hơn trồng ngô, khoai nhưng hiệu quả kinh tế bắt đầu khởi sắc dần.
Vài tháng qua, tại một số xã giáp biển của huyện Hòn Đất (Kiên Giang), nhiều ngư dân đã chuyển hẳn từ bắt cá, ghẹ sang đánh bắt con banh lông, một loài thủy sản còn xa lạ với người dân Kiên Giang. Đã xuất hiện dấu hiệu bất thường, trong khi đó chính quyền địa phương và các ngành chức năng còn lúng túng.