Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phòng Chống Đói, Rét Cho Trâu, Bò

Phòng Chống Đói, Rét Cho Trâu, Bò
Publish date: Tuesday. November 5th, 2013

Ở huyện miền núi An Lão (Bình Định), những tháng cuối năm thường có mưa, lũ kéo dài gây ngập úng trên diện rộng làm thiếu thức ăn thô, xanh cho trâu, bò. Mặt khác, người dân ở các xã vùng cao có tập quán chăn nuôi thả rông, hoặc làm chuồng trại tạm bợ, dễ phát sinh dịch bệnh trên vật nuôi. Do đó, huyện An Lão rất chú trọng phòng chống đói, rét cho đàn trâu, bò trong mùa mưa.

Hàng năm, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch phòng chống đói, rét cho đàn trâu, bò; chỉ đạo các cơ quan liên quan, UBND các xã, thị trấn phối hợp với các hội đoàn thể và các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật và kinh nghiệm phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho trâu, bò đến tận người chăn nuôi. Thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết để người chăn nuôi chủ động hơn.

Riêng trong năm 2013, huyện đã chỉ đạo Trạm Khuyến nông hỗ trợ kinh phí thực hiện xây dựng mô hình điểm phòng chống đói, rét cho đàn trâu, bò tại xã vùng cao An Nghĩa. 10 hộ đồng bào Bana chăn nuôi 40 con trâu, bò tham gia mô hình đã trồng 2.000m2 cỏ cao sản, xây dựng 10 cây rơm rạ để dự trữ thức ăn cho trâu, bò. Từ hiệu quả thiết thực của mô hình này, các hội đoàn thể, địa phương trên địa bàn huyện đã vận động người chăn nuôi trồng được 16,5 ha cỏ cao sản, xây dựng 1.200 cây rơm rạ, tận thu các phụ phẩm nông nghiệp khác để bổ sung thức ăn cho gia súc trong mùa mưa. Hiện toàn huyện có 70% số hộ chăn nuôi xây dựng được chuồng trại đảm bảo kỹ thuật, có dự trữ thức ăn cho đàn gia súc và hạn chế chăn thả trâu, bò trên vùng núi cao vào những ngày mưa lạnh. Huyện cũng đã hoàn thành tiêm phòng cho đàn gia súc đạt 87% tổng đàn trở lên.

Trước mùa mưa bão, huyện đã chỉ đạo các địa phương vận động hộ chăn nuôi đưa trâu, bò trên núi cao về chăn dắt tại vùng thấp hoặc nhốt trong chuồng trại. Hướng dẫn bà con dự trữ thức ăn thô, xanh; đảm bảo vệ sinh chuồng trại; bổ sung thêm thức ăn tinh bột, vitamin và chất khoáng để tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi.


Related news

Bình Dương Nuôi Cá Sặc Rằn Hướng Đi Mới Bình Dương Nuôi Cá Sặc Rằn Hướng Đi Mới

Sặc rằn là loài cá sống ở nước ngọt và nước lợ, được nuôi nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tại Bình Dương, việc nuôi cá sặc rằn gặp nhiều khó khăn bởi điều kiện tự nhiên không thuận lợi.

Monday. July 21st, 2014
Tăng Cường Xúc Tiến Tiêu Thụ Nông Sản Xuất Khẩu Tăng Cường Xúc Tiến Tiêu Thụ Nông Sản Xuất Khẩu

Ngày 5-12, tại thị xã Tam Điệp (Ninh Bình), Sở Công thương Bắc Giang tổ chức buổi làm việc với Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Ninh Bình) về kế hoạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Bùi Văn Hạnh dự buổi làm việc.

Saturday. December 6th, 2014
Nuôi Gà Nuôi Gà "Ngàn Đô"

Chúng tôi về huyện Long Thành (Đồng Nai), len lỏi qua hàng chục cây số đường đất đỏ, đi dưới những tán rừng cao su xanh ngút tầm mắt, phải cua quẹo qua hàng chục ngã rẽ mới vào đến trang trại của anh Nghiêm Gia Dũng (ấp 2, xã Bàu Cạn).

Monday. July 21st, 2014
Nghề Nuôi Ngựa Bạch Ở Khuôn Kén Nghề Nuôi Ngựa Bạch Ở Khuôn Kén

Theo anh Trường, thôn Khuôn Kén có đồi rừng rộng, nguồn sinh thủy dồi dào, thuận lợi chăn nuôi đại gia súc như ngựa bạch. Đáng chú ý, vốn đầu tư nuôi ngựa không cao, một con ngựa bạch giống 5 tháng tuổi chỉ từ 10-15 triệu đồng. Sau ba năm ngựa cái bắt đầu sinh sản, mỗi năm đẻ một lứa (thường mỗi lứa đẻ một con). Ngựa đực trưởng thành có giá cao, nhiều con tới 50-60 triệu đồng.

Saturday. December 6th, 2014
Đức, Mỹ Tiêu Thụ Cà Phê Việt Nam Nhiều Nhất Đức, Mỹ Tiêu Thụ Cà Phê Việt Nam Nhiều Nhất

Ngày 5-12, tại Hội nghị tổng kết niên vụ 2013-2014, ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa), cho biết tổng lượng cà phê xuất khẩu toàn vụ đạt gần 1,7 triệu tấn với kim ngạch 3,4 tỉ USD (tăng hơn 17% về lượng, 12,5% về giá trị so với niên vụ trước).

Saturday. December 6th, 2014