Giúp người chăn nuôi bò sữa vượt khó

Hiện toàn xã Yên Bài có gần 1.600 con bò sữa với trên 340 hộ nuôi, là xã có số lượng bò sữa đứng thứ tư toàn TP Hà Nội, sau xã Vân Hòa, Tản Lĩnh (Ba Vì) và Phù Đổng (Gia Lâm).
Chăn nuôi bò sữa đã thành một nghề của người dân trong xã giúp nhiều hộ làm giàu. Tuy nhiên, từ cuối năm 2014 trong bối cảnh chung ngành sữa thế giới cũng như ở Việt Nam có những biến động bất lợi cho người chăn nuôi bò sữa.
Cụ thể, giá sữa giảm trong khi đó giá thức ăn, các chi phí đầu vào tăng cao, đặc biệt việc tiêu thụ sữa tươi hàng ngày gặp khó làm cho người dân chưa thật sự yên tâm phát triển sản xuất.
Do đó, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã cung cấp thông tin, tập huấn các biện pháp kỹ thuật giúp nâng cao chất lượng sữa, đồng thời trao đổi các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong chăn nuôi, tiêu thụ sữa cho gần 300 hộ chăn nuôi bò sữa trên địa bàn xã Yên Bài.
Bên cạnh đó, người chăn nuôi còn được Công ty CP Sữa Quốc tế (IDP) làm rõ hơn về các chính sách, phương thức thu mua sữa đến các hộ dân trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

“Nông nghiệp nước ta đã có sự phát triển mạnh mẽ đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, đáp ứng yêu cầu trong nước, xuất khẩu với số lượng lớn...”.

Hiện nay, các loại vú sữa tím có trên thị trường thường chỉ có màu tím nhạt, vị ngọt thơm, ít hạt. Thế nhưng, một nông dân ở khu vực Bình Thường B (phường Long Tuyền, quận Bình Thuỷ, TP.Cần Thơ) trồng được một loại vú sữa tím than có nhiều ưu điểm vượt trội hơn.

“Điểm yếu lớn nhất của lúa gạo Việt Nam là mạnh ai nấy sản xuất, thương lái sau đó thu gom lúa, gạo từ nhiều ruộng khác nhau bán lại cho doanh nghiệp (DN).

Ngày 12/11, Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát đã ký quyết định ngừng nhập lúa mì từ Ucraina do bị nhiễm mọt thóc, là đối tượng kiểm dịch nguy hiểm. Quyết định này có hiệu lực sau 60 ngày, kể từ ngày ký.

Ngành thủy sản và gạo nếu được cơ cấu lại sản xuất theo chuỗi chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, có thương hiệu thì cơ hội tốt khi xuất khẩu.