Phát triển mô hình nuôi ếch hệu quả nhưng chưa bền vững
Ông Lê Văn Minh mong muốn được hỗ trợ nông dân nuôi ếch tìm nguồn giống ếch đảm bảo
Thu nhập khá từ nuôi ếch
Mặc dù có 7,5 công lúa nhưng thu nhập của gia đình ông Lê Văn Minh ngụ ấp 4, xã Tân Hội Trung chỉ khiêm tốn với trên 30 triệu đồng/năm.
Với số tiền này, gói ghém lắm mới đủ trang trải cho các chi phí chi tiêu hằng ngày của gia đình.
Nhận thấy thu nhập từ cây lúa còn hạn chế nên ông Minh học hỏi kinh nghiệm để phát triển mô hình nuôi ếch.
Ông Minh cho biết: “Tính đến nay tôi đã gắn bó với mô hình nuôi ếch thịt được 6 năm.
Cùng với lúa, hiện ếch trở thành nguồn thu nhập chính của gia đình, năm nào nuôi ếch trúng, bán được giá cao, có thể thu được vài chục triệu đồng.
Nuôi ếch lợi thế hơn so với một số loại vật nuôi khác ở chỗ có thể tận dụng diện tích ao bên ngoài vèo nuôi ếch để nuôi thêm cá điêu hồng, cá trê”.
Anh Nguyễn Thanh Vũ ở ấp 4, xã Tân Hội Trung cho biết, năm 2008, thấy nhiều nơi ở xã Bình Hàng Tây nuôi ếch cho hiệu quả cao nên anh quyết định học hỏi kinh nghiệm nuôi.
Lúc đầu anh thử nghiệm nuôi 3 - 5 vèo, về sau thấy hiệu quả nên anh mở rộng phát triển trên 60 vèo nuôi với gần 18.000 con ếch thịt.
Bên cạnh đó, anh còn sản xuất ếch giống cung cấp cho bà con trong xóm.
Nhờ nuôi ếch mà gia đình anh có thu nhập ổn định và trở nên khấm khá hơn.
Theo anh, để nuôi khoảng 1.000 con ếch thịt, người nuôi chỉ bỏ vốn đầu tư khoảng trên 3 triệu đồng, thời gian nuôi khoảng 2,5 tháng.
Chỉ cần nuôi đạt được 200kg ếch thịt với giá bán trên 30.000 đồng/kg thì người nuôi có thể lãi trên 2 triệu đồng.
Theo anh Mai Phước Hậu - cán bộ nông nghiệp xã Tân Hội Trung, do địa bàn xã trải dài theo các kênh rạch nên rất thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi ếch.
Xã có 6 ấp thì ấp nào cũng có hộ nuôi ếch (tổng số trên 130 hộ), trong đó ấp 4 có số hộ nuôi ếch nhiều nhất.
Mô hình nuôi ếch tính đến thời điểm hiện tại được xem là hiệu quả.
Tuy nhiên, sự phát triển của mô hình này vẫn còn thiếu tính bền vững do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, đầu ra chưa ổn định, đặc biệt chất lượng giống không đảm bảo, con giống bị trùng huyết dẫn tới tỷ lệ hao hụt trên đàn ếch nuôi rất cao.
Còn nhiều bất cập
Ông Nguyễn Thanh Vũ cho biết thêm, so với 10 năm trước thì hiện nay tỷ lệ ếch nuôi bị hao hụt rất cao, chiếm khoảng 40% số lượng đàn nuôi.
Nông dân trong xã được dự nhiều lớp tập huấn do Phòng Nông nghiệp huyện phối hợp với xã hướng dẫn, song vẫn chưa cải thiện được tình trạng này.
Bởi hiện nay chưa có nguồn giống nào thay thế, nên thường đến vụ thả nuôi những hộ không sản xuất con giống vẫn mua con giống những hộ sản xuất xung quanh.
Riêng những hộ sản xuất giống quanh năm thì vẫn dùng con giống bố mẹ từ những đàn giống trước đó lai tạo và cung cấp, tình trạng này cứ tái diễn từ năm này qua năm khác dẫn tới độ trùng huyết trên con ếch rất cao nhưng chưa có biện pháp nào cải thiện...
Một khó khăn khác đối với nông dân nuôi ếch ở xã Tân Hội Trung hiện nay là vấn đề múc hầm nuôi ếch.
Theo những hộ nuôi ếch lâu năm, muốn nuôi ếch hiệu quả thì phải kết hợp mô hình nuôi ghép ếch - cá, muốn nuôi theo hình thức này thì phải múc hầm, tuy nhiên khi múc hầm thì phải chuyển đổi quyền sử dụng đất...
Ông Lê Văn Dũng ở ấp 4, xã Tân Hội Trung cho biết: “Gắn bó với nghề nuôi ếch giống được hơn 10 năm, thấy lợi nhuận từ mô hình này cũng khá nên năm 2014 tôi quyết định đào thêm ao để mở rộng diện tích nuôi ếch giống.
Cứ tưởng việc múc hầm là điều bình thường, nào ngờ việc đào ao đang tiến hành thì có văn bản gửi xuống không được tiếp tục việc đào ao, nên tôi đành phải lấp hầm theo chủ trương, tính ra chưa nuôi thêm vụ nào mà tiền lấp hầm đã tốn vài chục triệu...”.
“Đây không chỉ là khó khăn của riêng tôi mà hầu như những hộ nuôi ếch nơi đây đều gặp phải, do vậy để giải quyết khó khăn và hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, chúng tôi rất mong ngành chức năng xem xét vấn đề múc hầm nuôi ếch cho nông dân trong xã, chẳng hạn xem xét những hộ có điều kiện thì cho thực hiện, còn những hộ nuôi có rủi ro cao thì không cho đào ao nuôi tiếp;
Cần hỗ trợ nông dân nuôi ếch tìm nguồn ếch giống đảm bảo chất lượng; bình ổn giá thức ăn và các loại vật tư đầu vào.
Đặc biệt, tạo sự ổn định cho đầu ra sản phẩm thông qua việc cung cấp thông tin thị trường, định hướng sản xuất và thúc đẩy mô hình liên kết, hợp tác giữa “4 nhà” nhằm gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ” - ông Lê Văn Dũng mong muốn.
Có thể bạn quan tâm
Doanh nghiệp thu mua lúa ở Tam Nông Cụ thể, hiện giá lúa IR 50404 thương lái mua tại ruộng từ 4.450-4.500 đồng/kg, lúa hạt dài OM 4900, OM 6976 giá 4.600-4.650 đồng/kg, riêng lúa Jasmine giảm hơn trước Tết từ 250-300 đồng/kg, cụ thể lúa Jasmine tại ruộng (ngày 2/3) giá 4.700-4.800 đồng/kg. Hiện tại, các doanh nghiệp đều được phân bổ chỉ tiêu thu mua tạm trữ nên đã tăng cường số lượng thu mua.
Vụ Đông Xuân 2014-2015, tỉnh Kon Tum có trên 7.000 ha lúa nước và khoảng 5.000 ha cà phê, rau màu các loại. Diện tích gieo trồng trên đang đứng trước nguy cơ thiếu nước tưới trầm trọng khi mà lượng nước dự trữ không còn nhiều, trời thì gay gắt nắng, không có bất cứ một dấu hiệu nào cho thấy mùa mưa sẽ đến sớm.
Hội nhập kinh tế quốc tế vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đó là khi môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ ngày càng trở nên gay gắt. Việc đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại được xem là vấn đề cấp bách hiện nay, nó không chỉ là đòn bẩy hữu hiệu nhất giúp các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, quảng bá thương hiệu và mở rộng thị trường kinh doanh mà còn góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Ngoài ra, các hộ tham gia dự án còn được hỗ trợ 2 triệu đồng để làm chuồng trại và trồng cỏ chăn nuôi. Trong quá trình thực hiện dự án, người chăn nuôi được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cỏ; cách làm chuồng trại, kỹ thuật chọn con giống, chăm sóc và phối giống cho bò... Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ khuyến nông, thú y xã thường xuyên tuyên truyền, giúp người dân tiêm phòng và phòng, chống đói rét cho đàn bò.
Huyện Mèo Vạc bắt tay vào thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM), trong điều kiện không ít khó khăn. Trong đó, hạ tầng kinh tế, nguồn nội lực của các xã còn yếu là trở ngại lớn trong quá trình tổ chức thực hiện xây dựng NTM. Song, với sự tập trung lãnh, chỉ đạo từ huyện đến cơ sở; các địa phương trong xã đã tìm được những giải pháp thực hiện hiệu quả, từng bước vượt qua khó khăn và đạt được những kết quả bước đầu, tạo nền tảng cho chặng đường xây dựng tiếp theo.