Thanh Hóa dừng xây dựng đề án phát triển cây mắc ca
Theo đó, sau khi Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có kết quả đánh giá về trồng khảo nghiệm, ban hành quy trình kỹ thuật về nhân giống, trồng, chăm sóc và phê duyệt quy hoạch, định hướng phát triển cây mắc ca trên phạm vi toàn quốc, ngành nông nghiệp mới có cơ sở để xây dựng đề án phát triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh.
Được biết, tại tỉnh Thanh Hóa hiện mới có Ban quản lý rừng phòng hộ huyện miền núi Thạch Thành trồng khảo nghiệm 500 cây mắc ca trên diện tích gần 2ha, đã ra quả hai năm trở lại đây.
Tuy nhiên, đến nay ngành chức năng của tỉnh chưa đánh giá được hiệu quả kinh tế của loại cây này so với các loại cây trồng khác tại nơi trồng khảo nghiệm, nên không khuyến khích bà con nông dân trồng cây mắc ca.
Có thể bạn quan tâm
Những ngày gần đây, mưa dầm xuất hiện trên diện rộng, triều cường dâng cao làm cho nhiều diện tích lúa Thu đông trong giai đoạn thu hoạch trên địa bàn tỉnh bị ngập, đổ ngã làm chi phí thuê công cắt tăng, lúa thu hoạch xong không có nơi tiêu thụ, giá bán liên tục sụt giảm
Đó là nhận định của ông Nguyễn Văn Đồng (ảnh), Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang, xoay quanh việc tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện Đề án 1.000.
Ảnh hưởng của cơn bão số 3 kèm mưa to, gió mạnh vừa qua đã khiến nhiều diện tích rau trong tỉnh bị dập nát, hư hỏng. Người trồng rau vì thế cũng phập phồng, lo lắng khi quyết định xuống giống rau vụ đông, bởi mùa mưa bão đã bắt đầu...
Thời tiết tiếp tục khô hạn ở Bắc và Trung Bộ nên lượng muối sản xuất tăng mạnh, lượng muối tồn chờ tiêu thụ cũng lớn, song nhờ tác động của việc triển khai mua tạm trữ, nên giá muối một số vùng tăng nhẹ so với tháng trước.
Sau một thời gian dài trầm lắng, xuất khẩu gạo của nước ta đang có hy vọng khởi sắc trở lại vào cuối năm nay và đầu năm tới, nhất là sau khi trúng thầu lớn ở Philippines và khả năng xuất khẩu sang Indonesia...