Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bài học sử dụng phân bón trong sản xuất

Bài học sử dụng phân bón trong sản xuất
Ngày đăng: 30/07/2015

Đầu tháng 5 vừa qua, nhiều hộ dân trồng cà phê thuộc thị trấn Mường Ảng, xã Ẳng Nưa và Ẳng Cang (huyện Mường Ảng) không khỏi xót xa khi nhiều diện tích cà phê vào giai đoạn đơm quả non bị cháy lá, táp ngọn, rụng quả sau khi bón phân NPK Sông Gianh. Gần đây nhất, trung tuần tháng 7, hơn 10ha lúa mùa đang giai đoạn đẻ nhánh của 8/21 đội sản xuất thuộc xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên cũng bị thối rễ, cháy lá chỉ sau vài ngày bón loại phân Đạm – Kali mang mã hiệu 20-0-10.

Sau khi kiểm tra, đánh giá, cả 2 vụ việc trên đều được xác định nguyên nhân là do thời tiết nắng nóng kéo dài ảnh hưởng đến sự hấp thụ dinh dưỡng và sinh trưởng của nhiều loại cây, đồng thời tạo điều kiện cho một số loại sâu bệnh trên cây phát triển. Một nguyên nhân quan trọng nữa là người dân chưa hiểu về thành phần phân bón, chưa sử dụng đúng quy trình kỹ thuật nên bón phân phản tác dụng. Chính vì thế mà sau khi được cán bộ kỹ thuật các đơn vị cung ứng phân bón hỗ trợ khắc phục, hướng dẫn chăm bón đúng cách thì các diện tích bị ảnh hưởng đã có dấu hiệu khả quan, tình trạng úa vàng, táp ngọn, thối rễ không còn xảy ra.

Đến thời điểm này, hầu hết các diện tích cà phê và lúa ở trên đều đã phục hồi, tiếp tục sinh trưởng, phát triển nhưng việc này vẫn để lại nhiều hậu quả. Đó không chỉ là thiệt hại về kinh tế khi cây trồng có thể bị chậm thời vụ thu hoạch so với các diện tích khác mà còn có thể tạo ra một số luồng dư luận về chất lượng phân bón, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa chính quyền, người dân và doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với một số loại phân bón do chính quyền hay cơ quan chuyên môn giới thiệu cho người dân, như phân bón NPK Sông Gianh mà người dân Mường Ảng sử dụng hầu hết là từ sự giới thiệu, hỗ trợ của Chi hội Nông dân cơ sở. Các vấn đề trên nếu không được giải quyết nhanh chóng, rõ ràng sẽ gây hoang mang trong dư luận.

Không chỉ người nông dân, mà sau những vụ việc này, các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương, các đơn vị cung ứng phân bón cũng cần rút bài học kinh nghiệm gia đình cho mình. Ông Đặng Văn Năm, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Ảng, cho biết: “Từ nay, trước khi doanh nghiệp đến giới thiệu, cung cấp phân bón cho người dân, phòng sẽ tổ chức khảo nghiệm sớm xem có phù hợp với cây trồng trên địa bàn không thì mới cho đưa vào sử dụng”. Ông Hà Văn Hậu, Chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp xã Thanh Hưng, cũng trao đổi: “Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tích cực tuyên truyền, khuyến cáo người dân nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định mua phân bón. Đặc biệt là với các loại phân bón mới, người dân cần yêu cầu đại lý cung cấp phải hướng dẫn cách thức sử dụng cho mình để đảm bảo hiệu quả, năng suất cây trồng”.


Có thể bạn quan tâm

Rệp Sáp Bột Hồng Tiếp Tục Tấn Công Cây Mì Ở Tây Ninh Rệp Sáp Bột Hồng Tiếp Tục Tấn Công Cây Mì Ở Tây Ninh

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, tính đến ngày 25.3, tổng diện tích mì nhiễm rệp sáp bột hồng trên địa bàn tỉnh gần 613 ha; trong khi đó, vào tháng 1 và 2, diện tích mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng là 301,4 ha. Như vậy, chỉ trong một tháng đã có trên 300 ha mì bị rệp sáp bột hồng tấn công.

02/04/2014
Nỗi Lo Lạm Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Nỗi Lo Lạm Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

Những năm gần đây, ở ĐBSCL sản lượng các loại cây trồng hằng năm không ngừng gia tăng, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của việc dùng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Tuy nhiên, nhiều hệ lụy từ việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phun xịt thuốc vô tội vạ, thậm chí cây trồng bệnh nhẹ cũng sử dụng thuốc độc hại: ruộng đồng bị đầu độc, sản phẩm kém an toàn...

02/04/2014
Nam Định Chủ Động Diệt Chuột Bảo Vệ Lúa Xuân Nam Định Chủ Động Diệt Chuột Bảo Vệ Lúa Xuân

Những năm gần đây, mức độ thiệt hại mùa màng do chuột trên địa bàn tỉnh Nam Định ngày càng gia tăng do đàn chuột phát triển rất nhanh về số lượng. Ngoài việc gây hại đối với sản xuất nông nghiệp, kho tàng, chuột còn là đối tượng trung gian lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho cộng đồng.

02/04/2014
Sóc Trăng Thành Lập Hợp Tác Xã Hành Tím Vĩnh Châu Sóc Trăng Thành Lập Hợp Tác Xã Hành Tím Vĩnh Châu

Ngày 31/3, tại khóm Soài Côn, phường 2, thị xã Vĩnh Châu đã tổ chức lễ thành lập Hợp tác xã hành tím Vĩnh Châu. Đây là Hợp tác xã hành tím được thành lập đầu tiên trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu. Dự lễ có đại diện Ban Quản lý Dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng, đại diện các Sở ngành, Ủy ban thị xã Vĩnh Châu và những nông dân tham gia hợp tác xã.

02/04/2014
Nông Dân Lo Hạn Hán Nông Dân Lo Hạn Hán

Năm nay, khô hạn khắc nghiệt hơn hẳn mọi năm khiến sản xuất nông nghiệp gặp không ít khó khăn. Vừa qua, hàng trăm hécta mía ở xã Gia Canh, huyện Định Quán (Đồng Nai) cùng một vài nơi khác cháy rụi khiến nông dân càng bất an, lo lắng.

02/04/2014