Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thương binh làm giàu từ mô hình VAC

Thương binh làm giàu từ mô hình VAC
Ngày đăng: 30/07/2015

Năm 1978, ông Thắng xung phong lên Điện Biên theo chính sách đi xây dựng vùng kinh tế mới của Đảng và Nhà nước. Gia đình ông được phân về bản Chiềng Đông, xã Thanh Yên, huyện Điện Biên (nay là đội 12A, thôn Thanh Hà, xã Thanh Yên, huyện Điện Biên). Ông Thắng kể: Ngày mới lên, tuy nhiều khó khăn nhưng tôi luôn cố gắng tham gia công tác phong trào ở địa phương và đã có 4 năm làm thôn Đội trưởng. Do sức khỏe ngày một yếu đi, mỗi khi trái gió trở trời chân lại đau, việc đi lại rất khó khăn nên ông xin nghỉ về phụ giúp gia đình phát triển kinh tế. Xác định là trụ cột trong gia đình nhưng không thể làm được việc nặng ông lập kế hoạch và bàn với vợ con mua máy xay xát. Gia đình cũng phát triển kinh tế theo mô hình vườn – ao – chuồng (VAC).

 Trên diện tích 7.000m2, gia đình ông Thắng thuê người đào hệ thống 3 ao liền nhau và dành 2 ao nuôi cá thịt, 1 ao ương cá giống; trên bờ là hệ thống chuồng lợn và chuồng gà, vịt. Mỗi năm gia đình ông xuất ra thị trường 2 lứa cá, mỗi lứa 3 tấn, trừ chi phí thu về trên 80 triệu đồng. Gia đình cũng kết hợp nuôi 500 con vịt đẻ, 15 con lợn, trồng rau màu, với gần 1.000m2 mía và 4.000m2 ruộng. Vì gia đình neo người, ông phải thuê thêm người làm công việc đồng áng. Vào dịp thời vụ gieo trồng hay mùa thu hoạch, gia đình thuê đến cả chục người làm. Hiện nay, tổng thu nhập của gia đình ông Nguyễn Văn Thắng trên 120 triệu đồng/năm.

Nay đã vào cái tuổi thất thập cổ lai hy, ông Thắng giao lại cho con cháu; mong các con làm kinh tế giỏi, gia đình hạnh phúc.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Nuôi Cá Điêu Hồng Trên Bè Không Nên Vội Thả Giống Ở Tiền Giang Nông Dân Nuôi Cá Điêu Hồng Trên Bè Không Nên Vội Thả Giống Ở Tiền Giang

Hơn nửa tháng nay, giá cá điêu hồng nuôi bè tăng mạnh trở lại với mức giá 29.000 - 30.000 đồng/kg nên nhiều bà con nuôi cá bè dự định thả giống trở lại để tiếp tục tái sản xuất. Tuy nhiên, ngành chức năng Tiền Giang khuyến cáo bà con không nên thả giống đồng loạt vào thời điểm này để hạn chế thiệt hại, gia tăng hiệu quả nuôi.

14/12/2012
Nguồn Thu Từ Nuôi Dê Đạt Khoảng 4 Tỷ Đồng/năm Ở Thạch Cẩm (Thanh Hóa) Nguồn Thu Từ Nuôi Dê Đạt Khoảng 4 Tỷ Đồng/năm Ở Thạch Cẩm (Thanh Hóa)

Một trong hàng chục nông dân nuôi dê có hiệu quả kinh tế cao ở xã Thạch Cẩm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa phải kể đến ông Quách Ngọc Điền, ở thôn Xuân Tiến. Năm 2006, ông mua 5 cặp dê giống về nuôi.

19/12/2012
Hướng Đến Nền Chăn Nuôi Chất Lượng Cao Hướng Đến Nền Chăn Nuôi Chất Lượng Cao

Ngành chăn nuôi tỉnh ta trong nhiều năm qua mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng nhìn chung kết quả đạt được khá khả quan.

03/06/2013
Liên Kết “4 Nhà” Để Hình Thành Vùng Nguyên Liệu Lúa Hàng Hóa Theo Tiêu Chuẩn GAP Liên Kết “4 Nhà” Để Hình Thành Vùng Nguyên Liệu Lúa Hàng Hóa Theo Tiêu Chuẩn GAP

Ngày 30/5, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP Cần Thơ tổ chức Hội thảo “Sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GAP”. Theo đánh giá của Cục Trồng trọt, với trình độ thâm canh cao và khả năng ứng dụng các giải pháp tiên tiến vào quá trình sản xuất như: IPM, “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”… nông dân ĐBSCL hoàn toàn có đủ khả năng tiến tới sản xuất lúa theo tiêu chuẩn Global GAP, Viet GAP. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất hiện nay là chưa tìm được thị trường tiêu thụ cho sản phẩm lúa gạo sản xuất theo quy trình GAP.

03/06/2013
Đồng Ý Miễn Thuế Xuất Khẩu Đối Với Da Trăn Nuôi Đồng Ý Miễn Thuế Xuất Khẩu Đối Với Da Trăn Nuôi

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công văn số 4013/VPCP-KTTH đồng ý với đề nghị miễn thuế xuất khẩu mặt hàng da trăn nuôi và giao Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện cụ thể.

03/06/2013