Khôi phục, lai tạo nhiều giống lúa chịu phèn, chịu mặn

PGS.TS Hà Thanh Toàn, hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, cho biết Viện Nghiên cứu và phát triển đồng bằng sông Cửu Long (ĐH Cần Thơ) đã nghiên cứu lai tạo và khôi phục nhiều giống lúa chịu mặn, chịu phèn giỏi.
Đó là một trong những nội dung thảo luận tại hội thảo “Giải pháp ứng dụng kỹ thuật mới và công nghệ cao để tham gia chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu” do UBND tỉnh Đồng Tháp và Hội Doanh nghiệp hàng VN chất lượng cao vừa tổ chức.
Theo ông Toàn, thời gian qua Trường ĐH Cần Thơ đã cải tạo thành công giống lúa một bụi đỏ tại huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu), nâng cao khả nặng chịu mặn của giống lúa này từ 6% lên 8%, lai tạo giống lúa CTUS1-4 có khả năng chịu mặn đầu vụ là 10%, chịu phèn, chịu mặn giỏi tại các tỉnh Long An, Cà Mau, Bạc Liêu...
“Hiện nay chúng tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu các giống lúa chịu phèn, chịu mặn, đang chờ ký hợp đồng với các địa phương để được triển khai” - ông Toàn cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 18.10, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Hội và Ngày Phụ nữ Việt Nam 20.10.

Sau khi thu hoạch xong lúa mùa sớm, nông dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã bắt tay ngay vào gieo trồng cây vụ đông sớm và đang tích cực chuẩn bị gieo trồng vụ đông chính vụ.

Sáng 19.10, tại Hà Nội, Đoàn kiểm tra của Hội đồng giáo dục quốc phòng - an ninh (QPAN) Trung ương do Thượng tướng, PGS-TS Võ Tiến Trung - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Hội đồng giáo dục QPAN Trung ương.

Bà Lê Thị Thanh Hương – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ nông dân nông thôn (T.Ư Hội Nông dân Việt Nam) cho biết như vậy tại buổi họp báo ngày 19.10 về Festival Nông nghiệp 2015. Theo bà Hương: Hiện tại, hệ thống kho chứa bảo quản lúa, gạo đã có khối lượng lớn.

Xã Bình Giang từng là địa phương nghèo nhất nhì của vùng cát trắng Thăng Bình (Quảng Nam). Sau 5 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Bình Giang đã ra khỏi danh sách xã nghèo với những bước chuyển mình ngoạn mục.