Phát triển mạng lưới nhân lúa giống và lai tạo heo giống

Ông Võ Văn Minh- Giám đốc Trung tâm giống Nông nghiệp Tây Ninh cho biết, trong năm 2015, Trung tâm tập trung phát triển mạng lưới nhân lúa giống và lai tạo heo để cung cấp nguồn giống đạt chất lượng cho người dân.
Trong đó, giống lúa thực hiện theo đề án xây dựng mạng lưới nhân giống lúa của tỉnh. Năm vừa qua, Trung tâm đã triển khai được 11 tổ giống đối với đề án lúa, đã sản xuất được 313 tấn giống lúa được cấp xác nhận.
Từ đầu năm đến nay, Trung tâm tiếp tục duy trì số lượng đàn heo hơn 270 con trong trại giống, đã cung cấp gần 190 heo giống ra thị trường. Heo được đảm bảo tiêm phòng đầy đủ theo đúng quy trình.
Nhờ vào việc quản lý chặt chẽ lý lịch con giống, trung tâm tuyển chọn được những con heo hậu bị tốt nhất từ những con heo nái giống có khả năng sinh sản tốt để cung cấp cho việc sản xuất đại trà.
Song song việc nhân giống vật nuôi, trung tâm còn tuyển chọn, xử lý thành phẩm và nhập kho các giống lúa đạt chuẩn phù hợp với vùng đất của địa phương.
Hiện nay, Trung tâm giống nông nghiệp tỉnh đang tích cực phối hợp với các ngành chức năng ở các huyện để đưa các giống lúa mới về trình diễn, nhằm cho ra những giống phù hợp với chất đất ở địa phương, có năng suất cao, phẩm chất gạo tốt, để nông dân đánh giá chọn lọc, đưa vào sản xuất trong những vụ tới.
Theo ông Võ Văn Minh, để phát triển mạnh nguồn giống vật nuôi, trung tâm tập trung vào mở rộng nguồn tinh heo giống, đảm bảo rằng tốc độ nhân giống tốt của đàn heo.
Đối với lúa giống, trung tâm khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân phối hợp với các tổ giống lúa để thu mua.
Có thể bạn quan tâm

Đáng chú ý hơn, Trung Quốc - thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, sẽ kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu theo hình thức qua biên giới và tăng cường nhập khẩu gạo theo đường chính thức từ nhiều nguồn cung giá thấp nên xuất khẩu gạo 2015 sẽ bị ảnh hưởng nhiều.

Còn trấu có thể được ép thành viên, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... để làm chất đốt cho các lò sấy, lò hơi, hay chất độn chuồng trong chăn nuôi, với giá bán khoảng 500 đồng/kg. Sản phẩm cám gạo cũng được tận dụng để sản xuất mỹ phẩm, dược phẩm, xà phòng, hoặc chế biến thành thức ăn chăn nuôi.

Nhiều thương lái và doanh nghiệp cho biết không đủ lực để mua trực tiếp lúa của nông dân, nhất là trong bối cảnh diện tích lúa manh mún với nhiều giống lúa khác nhau, nên phải thông qua “cò” lúa để nắm bắt thông tin chính xác, giảm chi phí.

Theo Phòng Nông nghiệp huyện Châu Thành, huyện có hơn 72 vựa chuyên thu mua cam, bưởi. Sức tiêu thụ của các vựa này có thể đạt 100 tấn/ngày. Cái khó lớn nhất của các vựa hiện nay là tuyến đường giao thông không thuận tiện. Tại tuyến đường nối trung tâm huyện Châu Thành về xã Đông Phước có không dưới 20 vựa trái cây.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Nguyễn Văn Đồng thông tin: Có thể nói, năm vừa qua là năm khá thành công trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn Hậu Giang. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng đạt khá cao, trên 3,3%, trong đó cây lúa góp phần rất quan trọng vào thành tựu phát triển chung của tỉnh.