Cơ giới hóa sản xuất mía
Năm 2000, Nhà máy Đường An Khê được xây dựng, diện tích mía trên toàn vùng nguyên liệu (gồm các huyện phía đông tỉnh Gia Lai như Kbang, An Khê, Kông Chro) mới chỉ có 2.400 ha. Sau 15 năm đã trên 20.000 ha.
Được đánh giá là vùng đất có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu khá thuận lợi cho cây mía nên từ lâu, nông dân nơi đây đã có nghề trồng mía và chế biến đường thủ công.
Tuy nhiên do cơ sở chế biến đường chưa được quy mô, thêm vào đó là những thăng trầm của ngành đường trên cả nước nên diện tích mía ở đây cũng chỉ cầm chừng...
Được sự hỗ trợ về nhiều mặt của NM (phân bón, giống, kỹ thuật đến bao tiêu sản phẩm...), diện tích mía ngày một tăng lên rõ rệt. Thu nhập của nông dân cũng được tăng cao.
Tuy nhiên, tập quán canh tác của người dân nơi đây vẫn còn SX theo lối truyền thống, quảng canh, chưa ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật vào SX, canh tác lệ thuộc vào thiên nhiên nên năng suất mía hàng năm luôn dao động, thu nhập bấp bênh, không ổn định.
Trong điều kiện quỹ đất cho SX mía không mở rộng, NM Đường An Khê xác định đầu tư chiều sâu để nâng cao năng suất, sản lượng đường trên đơn vị diện tích là việc làm cần thiết nhằm tăng thu nhập cho người trồng mía, nhằm phát triển bền vững cho NM và hoàn thành chỉ tiêu của ngành đường cả nước.
Những năm qua, NM đã đầu tư trên 150 máy cày chuyên dùng có công suất lớn, trên 400 thiết bị phục vụ nhu cầu làm đất, trồng, chăm sóc, bón phân và thu hoạch bằng máy trên toàn vùng nguyên liệu.
Việc đưa cơ giới hóa (CGH) vào thâm canh cây mía đã thể hiện rõ tính ưu việt của nó, năng suất mía tăng cao nên diện tích thực hiện CGH cũng tăng theo từng vụ. Đến nay, NM đã thực hiện CGH trên 12.000 ha. Riêng diện tích trồng bằng máy đến nay đã đạt được trên 5.200 ha.
Tuy nhiên, do diện tích đất trồng mía của hộ nông dân nhỏ lẻ, không tập trung, do vậy việc đưa CGH vào đồng ruộng vẫn còn khó khăn.
Trước tình hình trên, NM đã phối hợp với địa phương, chủ trương thực hiện việc dồn điền, phá bờ lô, tạo ra cánh đồng lớn chuyên canh mía với mục đích áp dụng CGH đồng bộ vào SX.
Ông Nguyễn Văn Hòe, Giám đốc NM Đường An Khê cho biết, NM sẽ tiếp tục đưa CGH vào SX mía từ khâu làm đất, trồng, chăm sóc, bón phân, băm vùi rác mía... tối thiểu trên 15.000 ha. Để đạt được kế hoạch trên, rất cần thiết tập trung cho việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật đồng bộ như giống mía mới, phân bón, CGH vào đồng ruộng để thâm canh tăng năng suất mía từ 65 tấn/ha năm 2015 lên 80 tấn/ha vào năm 2020... |
Qua 3 vụ, NM đã triển khai được trên 1.000 ha cánh đồng lớn. Năng suất thực hiện qua các vụ bình quân của ruộng mía cánh đồng lớn đạt 116,33 tấn/ha, cao hơn những diện tích làm CGH nhỏ lẻ 10- 20 tấn/ha, cao hơn ruộng mía trồng theo lối truyền thống 30 - 40 tấn/ha.
Sau 3 năm thực hiện CGH vào đồng ruộng đã đem lại kết quả cao trong việc SX mía. Đặc biệt năng suất mía không ngừng tăng lên, từ 53 tấn/ha năm 2012, đến nay trên 65 tấn/ha.
Việc đưa CGH vào đồng ruộng được NM và địa phương kết hợp với việc vận động nông dân tập trung dồn điền, phá bờ lô, bở thửa... do đó đã giảm được chi phí SX, tăng thu nhập cao.
Tháng 3/2015, NM đã đầu tư máy thu hoạch mía liên hợp. Mới đưa vào vận hành, loại máy này đã thể hiện rõ tính ưu việt. Thu hoạch bằng máy nhanh, bình quân đạt 300 tấn mía/ngày, bằng 200 công lao động vừa thu hoạch, vừa bốc xếp lên xe mỗi ngày.
Việc ứng dụng máy thu hoạch mía liên hợp đã giải được bài toán thiếu hụt lao động, đồng thời tiết kiệm chi phí cho người trồng mía tối thiểu 50.000 đồng/tấn.
Một đặc điểm nữa cũng "hút" được nông dân là máy thu hoạch cắt sát gốc mía, giúp mía tái sinh tốt, giảm chi phí xén gốc sau thu hoạch tối thiểu 1.000.000 đồng/ha, giảm được tổn thất khi thu hoạch tối thiểu 5 tấn/ha; mía thu hoạch được vận chuyển kịp thời, đảm bảo mía tươi, sạch, nâng cao hiệu quả thu hồi trong SX, giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch.
Ngoài ra, việc thu hoạch bằng máy đã để laị cho đồng ruộng một lượng hữu cơ từ lá mía, giúp nông dân tiết kiệm tối thiểu trên 3 triệu đồng/ha tiền băm lá mía bón lại...
Được biết, UBND tỉnh Gia Lai đã cho phép NM Đường An Khê nâng công suất ép lên 18.000 tấn mía/ngày vào năm 2016. Cty CP Đường Quảng Ngãi cũng đang tiến hành mở rộng quy mô NM Đường An Khê theo lộ tình trên.
Có thể bạn quan tâm
Vừa qua, tại Trạm khuyến nông Củ Chi thuộc Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ giao nhận máy phun thuốc cho bà con nông dân tham gia “Mô hình cơ giới hóa trong trồng rau”. Đến dự buổi lễ giao nhận máy có Ông Võ Ngọc Đẹp, Phó giám đốc Trung tâm. đại diện địa phương và bà con nông dân tham gia mô hình.
Đại diện Tập đoàn Nestlé (nhà máy chế biến cà phê tại Khu công nghiệp Amata, TP.Biên Hòa), cho biết hiện đang phối hợp với Cơ quan Hợp tác và phát triển Thụy Sĩ (SDC) tài trợ 2 triệu euro và Công ty tư vấn EDE (Đức) thực hiện chương trình hỗ trợ quản lý nước hiệu quả cho 50 ngàn nông dân trồng cà phê ở khu vực Tây Nguyên.
Theo quy hoạch được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, Gia Lai được chuyển 50.000 ha đất rừng nghèo, đất lâm nghiệp sang trồng cao su. Từ năm 2008 đến nay, tỉnh đã cho phép 44 dự án của 17 doanh nghiệp (DN) triển khai trồng cao su trên địa bàn 5 huyện.
Do ảnh hưởng bởi nắng hạn kéo dài, hàng chục héc ta keo trên núi Hòn Ngang, xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) đã bị chết khô. Nhiều hộ dân trồng keo đã phải bán đổ bán tháo, những hộ khác cũng như đang ngồi trên đống lửa...
Ông Đỗ Thanh Ngọc - Trưởng trạm Thú y huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) cho biết, hiện có hơn 300 ngàn con vịt trên các cánh đồng của huyện do nông dân địa phương đang thu hoạch lúa hè thu. Chủ yếu là các đàn vịt chạy đồng của các hộ dân trên địa bàn huyện và một số đàn vịt ở các tỉnh lân cận như: An Giang, Long An.