Ứng dụng DEA nuôi thủy sản
Sinh ra trên mảnh đất Huế, có niềm đam mê với nông nghiệp, đặc biệt ngành nuôi trồng thủy sản, ThS. Tôn Nữ Hải Âu, giảng viên Bộ môn Kinh tế nông nghiệp & tài nguyên môi trường, Khoa Kinh tế phát triển (ĐH Kinh tế Huế) đã có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này.
Đặc biệt, trong lễ trao giải Tài năng khoa học trẻ 2014, chị đoạt giải Nhì với đề tài “Ứng dụng phương pháp màng bao dữ liệu (DEA) để phân tích hiệu quả của các mô hình nuôi trồng thủy sản ở vùng hạ triều đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh TT - Huế”.
Đầm phá Tam Giang là một trong 12 vùng đầm phá lớn nhất của châu Á. Nếu có thể phát triển nuôi trồng thủy sản tại đây, quả thực sẽ tạo ra thu nhập về kinh tế lớn cho người nông dân.
Trong nhiều năm làm đề tài nghiên cứu, đi thực địa nhiều địa phương, ThS. Tôn Nữ Hải Âu đã trăn trở rất nhiều, muốn tìm ra phương pháp tốt nhất, giúp người nông dân cải thiện chất lượng, nâng cao sản lượng nuôi trồng thủy sản.
Chị chia sẻ, áp dụng phương pháp màng bao dữ liệu (DEA), nghề nuôi trồng thủy sản ở phá Tam Giang sẽ phát triển, giải quyết được rất nhiều vấn đề cho người nông dân, đặc biệt là về kinh tế. Những mối lo của người dân về dịch bệnh, con giống… sẽ được giảm thiểu ở mức tối đa.
Đề tài được ThS. Tôn Nữ Hải Âu triển khai từ tháng 1/2011 - 2/2012 và từ năm 2012 đến nay là quá trình đưa ra các hội đồng thẩm định. Đây là đề tài đầu tiên được ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản ở đầm phá Tam Giang đem lại hiệu quả đang được nhân rộng.
Có thể bạn quan tâm
Gia đình anh Ma Văn Biểu ở thôn Đắk R’Tăng, xã Quảng Tân (Tuy Đức - Đắk Nông) đã lâm vào cảnh “trắng tay” khi vườn hồ tiêu chưa cho thu hồi vốn đã “vội” chết rụi vì bệnh chết nhanh.
Tam Bình (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) có diện tích trồng sầu riêng chuyên canh khá lớn với hơn 1500 ha, còn lại hơn 100 ha trồng xen với các loại cây ăn trái khác như cây sapo, vú sữa, mít…. Nhằm phát huy thế mạnh của các giống cây ăn trái chủ lực của tỉnh, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất trái cây an toàn theo tiêu chuẩn GAP; trong thời gian qua, nhờ sự hỗ trợ của các ngành các cấp, các đoàn thể và nhất là của cơ quan khuyến nông, xã Tam Bình đã triển khai xây dựng các mô hình về “Sản xuất sầu riêng đạt chứng nhận VietGAP”.
Hiện nay, nhà vườn trồng thanh long chuyên canh tại các xã thuộc huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) đang gặp rất nhiều khó khăn do giá thanh long đang nằm ở mức thấp. Hơn nửa, dịch bệnh trên thanh long đang bùng phát một cách khó kiểm soát khiến cho nhà vườn trồng thanh long lo lắng hơn.
Từ gốc dứa trồng muộn vẫn cho thu hoạch với những quả thơm ngon, gia đình anh Phạm Đăng Luân, thôn Na Mạ 1, xã Bản Lầu (Mường Khương - Lào Cai) đã quyết định mở rộng diện tích dứa trái vụ. Không chỉ tiết kiệm chi phí sản xuất, dứa trái vụ còn giúp gia đình anh có thêm thu nhập nhờ đầu ra thuận lợi.
Ngày 28/8/2015, tại xã Hàm Trí (Hàm Thuận Bắc - Bình Thuận) Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức hội nghị đầu bờ mô hình thâm canh thanh long bền vững.