Phát Triển Hồ Tiêu Chưa Bền Vững

Hồ tiêu tuy chỉ chiếm 2,5% trong tổng số 2 triệu ha đất trồng cây công nghiệp lâu năm nhưng giá trị xuất khẩu đạt 7.000 USD/ha
Giá trị loại cây này cao gấp 2,6 lần cà phê, 6 lần cây chè, 3,8 lần cây điều, gấp 4 lần cây cao su. Thị phần nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam vào châu Âu hiện chiếm 34%, châu Á 36%, châu Mỹ 20%, châu Phi 10%. Đó là thông tin tại hội nghị thường niên Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế IPC, tổ chức tại TP HCM từ ngày 27 đến 30-10.
Do giá trị hồ tiêu mang lại hiệu quả cao nên việc phát triển loại cây này không theo quy hoạch, canh tác thiếu bền vững, sử dụng nhiều phân vô cơ khiến cây tiêu nhanh bị thoái hóa, sâu bệnh bùng phát. Sản xuất hồ tiêu chủ yếu quy mô hộ nhỏ (dưới 1 ha/hộ), quy mô trang trại chưa phát triển nên chi phí cao. Nhiều nơi triển khai kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ theo hợp đồng nhưng việc triển khai còn nhiều bất cập, cần chính sách hỗ trợ liên kết cụ thể.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 18/5, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị "Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của mía đường Việt Nam" với sự tham gia của đại diện nhiều DN mía đường trên cả nước.

Những ngày qua, nông dân bắt đầu cày ải, vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt mầm bệnh hại lúa. Đối với những vùng trũng, thường bị ngập úng, nông dân đã chủ động gieo khô trước khi nước về.

Nhờ sáng kiến trồng rau ngót dưới tán hồ tiêu trên diện tích 7 sào đất nhà mình, ông Nguyễn Xuân Khoa, một nông dân ở ấp 3A, xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai có thu nhập thêm mỗi năm từ 60 - 70 triệu đồng.

Theo nhà vườn trồng bưởi da xanh ở huyện Long Mỹ (Hậu Giang), thì hiện nay do đang là mùa nghịch nên năng suất thu hoạch chỉ đạt khoảng một nửa so với vụ thuận, khoảng 10 - 12 tấn/ha, nhưng bù lại giá đang ở mức cao từ 42.000 - 46.000 đồng/kg và luôn rất hút hàng.
Cuối năm 2014 vừa qua, những lô nhãn đầu tiên có xuất xứ từ ĐBSCL được cấp mã số đi Mỹ. Cánh cửa thị trường khó tính bậc nhất này đã mở, nhưng làm thế nào để tận dụng hết cơ hội khi nhiều vườn nhãn đang đối mặt dịch chổi rồng?