Xuất Khẩu 2015 Với Những Thách Thức Và Cơ Hội

Đồng Tháp có 2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực là chế biến thủy sản và lúa gạo. Theo nhận định của các chuyên gia, xuất khẩu năm 2015 sẽ có những thuận lợi và thách thức mới.
30 năm đổi mới trong lĩnh vực xuất khẩu đã mang lại những kết quả bất ngờ. Riêng trong giai đoạn 2006 - 2015, khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), với những tác động từ cắt giảm thuế quan, mở rộng thị trường, dòng vốn FDI gia tăng dẫn đến việc tăng mạnh các sản phẩm công nghiệp chế biến, kích thích tăng trưởng xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình hàng năm trên 17%.
Theo các chuyên gia, năm 2015 sẽ có những cơ hội cũng như thách thức mới với Việt Nam qua việc ký kết Hiệp định khu vực thương mại tự do FTA. Thông qua các lộ trình cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, hàng hóa Việt Nam có thể dễ dàng tiếp cận thị trường và các quốc gia đối tác FTA.
Ngoài ra các đối tác FTA mới mà Việt Nam đang tiến hành đàm phán: EU, EFTA, Liên minh hải quan Nga... đều là các nền kinh tế có cơ cấu hàng hóa thương mại bổ sung với Việt Nam, không mang tính cạnh tranh lẫn nhau. Tuy nhiên, thách thức đối với hoạt động xuất khẩu là các doanh nghiệp chưa khai thác hết lợi ích từ FTA mang lại để đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường trong khi chúng ta phải mở cửa thị trường cho hàng hóa nhập khẩu.
Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sản xuất nông nghiệp từng bước phát triển. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của vùng là lúa gạo, cá tra, thủy sản và cây ăn trái. Các tỉnh đã bước đầu hình thành mối liên kết mới trong đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, tiến đến chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong vùng góp phần làm tăng việc làm, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế nông thôn với mục tiêu giúp tăng thu nhập cho nông dân...
Tuy nhiên, hạn chế trong sản xuất nông nghiệp của các tỉnh ĐBSCL là còn thiếu tính bền vững, mặc dù sản lượng nông nghiệp và xuất khẩu tăng nhanh; sản xuất nông nghiệp quy mô còn nhỏ, manh mún, chất lượng thấp, bảo quản sau thu hoạch gây hao hụt lớn và ảnh hưởng đến chất lượng, nông sản xuất khẩu.
Để kinh tế ĐBSCL phát triển bền vững cần phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và chú trọng tăng cường liên kết, hợp tác. Chủ trương liên kết “bốn nhà” được đánh giá sẽ tạo ra hướng phát triển bền vững cho kinh tế nông nghiệp ĐBSCL. Từ đó, khắc phục được tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, thực hiện tập trung nguồn nguyên liệu, thu hút doanh nghiệp đầu tư và nối kết sản xuất của nông dân với thị trường.
Thời gian qua, Đồng Tháp là địa phương, chú trọng đến việc liên kết tiêu thụ sản phẩm và đạt được nhiều kết quả bước đầu. Sự hợp tác giữa nông dân và doanh nghiệp ngày càng chặt chẽ, cùng chia sẻ khó khăn với nhau. Đồng thời tỉnh đang từng bước nâng dần chất của các hợp tác xã (HTX) và sáp nhập những HTX có chung lợi thế tiến đến phát triển HTX đa dịch vụ, gắn kết giữa doanh nghiệp và nông dân.
Đến hết tháng 9 năm nay, diện tích thực hiện cánh đồng liên kết của tỉnh là gần 87.000. Ngoài ra, tỉnh còn đặc biệt quan tâm đến việc hợp tác với nước ngoài, những địa phương của đất nước bạn có cùng chung lợi thế, nhằm học hỏi tiến bộ trong khoa học kỹ thuật, từ đó giúp nông sản thế mạnh của tỉnh ngày càng nâng chất lượng, có thể gõ cửa được những thị trường khó tính...
Nguồn bài viết: http://baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE187DA9/Xuat_khau_2015_voi_nhung_thach_thuc_va_co_hoi.aspx
Có thể bạn quan tâm

Cách nay vài tháng, giá heo giống trong huyện Long Mỹ (Hậu Giang) ở mức khoảng 800.000-900.000 đồng/con, nhưng hiện giá mỗi con heo giống đã tăng lên ở mức 1,3-1,4 triệu đồng/con. Đáng chú ý, trước đây heo giống khoảng trên dưới 15 kg/con mới xuất bán thì nay nhiều người đã xuất bán heo giống khi mới đạt trọng lượng trên dưới 10 kg/con do có nhiều người tìm mua.

Ông tâm sự: Tình yêu quê hương đất Mường đã níu chân ông từ thuở ấu thơ cho đến nay tóc đã pha sương, điểm bạc. Tận bây giờ, ông vẫn chưa quên những ngày đói nghèo của 20 năm trước. Cả bản mấy mươi nóc nhà đều lả đi vì đói. Củ vớn chát là vậy mà các hộ vẫn phải dùng làm nguồn lương thực chính.

Vũng Liêm là địa phương có đàn bò hơn 23.000 con, với gần 10.000 hộ nuôi, chiếm gần 50% tổng đàn bò của tỉnh. Diện tích trồng cỏ của huyện hiện có khoảng 1.300ha, trong này gần 200ha đất ruộng và hơn 1.000ha đất vườn, tập trung ở các xã Trung Chánh, Quới An, Trung Ngãi...

Nằm ở độ cao từ 1.000m-1.500m, vùng đất các huyện, thành phía Bắc Lâm Đồng rất “thuận” về khí hậu, thổ nhưỡng để sản xuất các giống cà phê chè đặc sản có hương vị thơm ngon khác biệt, giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, lợi thế này đến nay vẫn chưa được phát huy tương xứng.

Trong điều kiện khó khăn chung hiện nay của ngành nông nghiệp tỉnh Bình Phước, việc tìm mô hình trong chăn nuôi, trồng trọt để nâng cao cuộc sống luôn là bài toán đặt ra với các hộ nông dân. Tìm lời giải cho bài toán đó, gia đình ông Nguyễn Hữu Đức ở tổ 19, ấp 11, xã Minh Hưng (Chơn Thành) đã thực hiện mô hình nuôi trâu.