Tiềm Năng Phát Triển Cây Thanh Long Ruột Đỏ Long Định 1 Trên Đất Thanh Hóa

Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa vừa tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm mô hình giống cây thanh long ruột đỏ Long Định 1 (RĐLĐ1) trên đất Thanh Hóa.
Giống cây ăn quả này được đưa về trồng thử nghiệm tại tỉnh ta từ năm 2010 với 9 hội viên. Đến nay, toàn tỉnh đã có gần 400 hộ gia đình trồng thanh long RĐLĐ1 với tổng diện tích 72,4 ha, 79.632 trụ, trong đó có 42 hộ trồng quy mô hơn 500 trụ trở lên. Các địa phương trồng thanh long RĐLĐ1 quy mô tập trung như: Thạch Thành, Hà Trung, Yên Định, thị xã Bỉm Sơn.
Theo tính toán, mỗi ha thanh long RĐLĐ1 đầu tư trung bình từ 150 đến 175 triệu đồng, từ năm thứ 2 cây đã cho thu hoạch khoảng 180 triệu đồng/ha/năm; năm thứ 4 trở đi có thể cho thu hoạch tới 700 triệu đồng/ha/năm và cho khai thác tối đa tới 20 năm. Trong 2 năm 2012, 2013, một số vườn thanh long đã cho thu hoạch vụ quả đầu với sản lượng khoảng 120 tấn, giá bán trung bình từ 25-30.000 đồng/kg, giá trị đạt 3,3 tỷ đồng.
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đề xuất các giải pháp nghiên cứu quy trình kỹ thuật để tạo ra những sản phẩm thanh long chất lượng; đồng thời nghiên cứu phương án tiêu thụ sản phẩm khi tiếp tục mở rộng diện tích, hướng tới xây dựng thương hiệu thanh long Thanh Hóa trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù sản phẩm thủy sản Việt Nam được thị trường các nước đón nhận, đánh giá cao. Song theo giới chuyên môn, ngành thủy sản cần đổi mới phương thức đánh bắt và nuôi trồng nhằm đáp ứng tốt nhu cầu về chất lượng. Đặc biệt, những quy chuẩn mà thị trường các nước đưa ra…

Trạm Khuyến nông TP Quy Nhơn (Bình Định) vừa tổng kết mô hình “Vỗ béo bò thịt” năm 2015 tại xã Nhơn Hội. Có 5 hộ tham gia mô hình, mỗi hộ nuôi vỗ béo 1 con bò. Các hộ được tập huấn kỹ thuật vỗ béo bò được Nhà nước hỗ trợ 100% giống cỏ Mulato - tương ứng hỗ trợ 300kg cỏ giống/hộ và 30% vật tư gồm thức ăn tinh, thuốc thú y...

Những năm gần đây, ngành chăn nuôi heo tại BR-VT phát triển mạnh, kéo theo vấn nạn ô nhiễm môi trường. Để khắc phục tình trạng này, các cơ sở chăn nuôi heo trên địa bàn đang từng bước ứng dụng hầm biogas tại trang trại và đã mang lại hiệu quả, nhưng mô hình này chưa được nhân rộng.

Theo các chuyên gia kinh tế, hoạt động nhập khẩu sản phẩm động vật đang tồn tại nhiều bất cập, nhất là trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng, nông sản trong nước đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt. Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn nhận, nội tại ngành chăn nuôi vẫn đang có rất nhiều yếu kém...

Ngày 15-8, tại TPHCM, Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (VISSAN), Công ty TNHH De Heus và Công ty Fresh Studio Innovations Asia (DHFS - Safe Pork) ký biên bản hợp tác thiết lập chuỗi giá trị thịt heo an toàn, có nguồn gốc rõ ràng.