Phát Triển Gà Đồi Sơn Động (Bắc Giang)

Nhắc đến gà sạch thơm ngon Bắc Giang mọi người nghĩ ngay đến gà đồi Yên Thế. Thế nhưng đối với gà đồi của huyện Sơn Động cũng có chất lượng rất ngon được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh tìm mua.
Với gia đình anh La Huy Tùng, thôn Tam Hiệp, xã An Lập, huyện Sơn Động thì chăn nuôi gà được xác định là hướng chính trong phát triển kinh tế. Bình quân mỗi năm 3 lứa, mỗi lứa từ 300 - 400 con gà được chăn thả theo hướng bán công nghiệp. Trừ chi phí đầu tư, mỗi năm đã mang lại cho gia đình anh Tùng hơn trăm triệu đồng từ chăn nuôi gà.
Theo người tiêu dùng thì gà đồi Sơn Động ăn đượm, chắc thịt và thơm ngon, ăn một lần rồi khó thể quên. Cùng với chất lượng, mẫu mã gà đồi Sơn Động cũng biết đến với những đặc trưng da vàng, lông đỏ, mượt. Có được chất lượng và mẫu mã như vậy là do người nuôi gà nơi đây khá cẩn trọng từ khâu chọn giống, chăm sóc thả trên vườn đồi và sử dụng lượng thức ăn công nghiệp phù hợp.
Thời điểm này khi Tết nguyên đán Quý Tỵ đang đến gần cũng là lúc gà Sơn Động đang cung không đủ cầu. Ngoài phục vụ nhu cầu thực phẩm của người dân địa phương, gà Sơn Động được xem như một món “khoái khẩu” của nhiều người dân tỉnh bạn như: Thái Nguyên, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hải Dương…
Nhận thấy nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng nên việc chăn nuôi gà thả vườn đã được cấp uỷ, chính quyền nhiều địa phương trong huyện Sơn Động quan tâm.
Là huyện vùng cao, diện tích đồi núi rộng, nguồn thức ăn sẵn có đã tạo điều kiện thuận lợi để Sơn Động phát triển chăn nuôi gà theo hướng bán công nghiệp. Để phát huy tiềm năng và thế mạnh về phát triển chăn nuôi gà, UBND huyện Sơn Động đã có nhiều chính sách thúc đẩy lĩnh vực sản xuất này. Trong chương trình phát triển chăn nuôi, huyện Sơn Động đặc biệt chú trọng phát triển đàn bò và đàn gà. Riêng với đàn gà, hiện địa phương đang triển khai thực hiện lồng ghép từ Chương trình 30a và một số dự án hỗ trợ người chăn nuôi.
Hiện nay, Sơn Động có khoảng 500 nghìn con gia cầm thu hút gần 300 hộ tham gia mỗi năm cung cấp ra thị trường từ 200 - 250 tấn. Mặc dù giá gà nơi đây luôn cao hơn những địa phương khác từ 20 - 30 nghìn đồng/kg, nhưng với chất lượng thơm, ngon, mã đẹp nên gà đồi Sơn Động luôn được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh tìm mua, đặc biệt mỗi khi Tết đến xuân về.
Related news

Dân gian thường nói: “Nuôi heo ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng” là muốn nói bằng nghĩa bóng về sự an nhàn của nuôi heo so với nuôi tằm. Nhưng với người nuôi tôm, nuôi hàu ở sông Chà Và (Bà Rịa - Vũng Tàu) thì chuyện “ăn cơm đứng” lại đúng hoàn toàn bằng nghĩa đen.

Mặc dù là tỉnh miền núi nhưng Bắc Kạn vẫn có tiềm năng phát triển kinh tế thuỷ sản. Thời gian qua, những chính sách của tỉnh nhằm khuyến khích phát triển ngành kinh tế này đã giúp thuỷ sản dần trở thành hướng đi xoá đói giảm nghèo cho nhiều hộ dân ở các huyện: Ba Bể, Chợ Mới,...

Nhiều bạn trẻ ở TPHCM đã chọn nghề nông để lập nghiệp. Dù đó là nghề chính hoặc chỉ là nghề tay trái, song bằng tâm huyết và năng động, các nhà nông trẻ sáng tạo nhiều mô hình sản xuất, làm kinh tế trang trại, trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả.

Nhờ dự án cạnh tranh nông nghiệp mà lần đầu tiên ở Nghệ An đã ứng dụng thành công kỹ thuật thâm canh ngô mật độ cao. Tại 3 xã triển khai mô hình mở rộng đều đạt năng suất gần 9 tấn/ha/vụ, hiệu quả gấp 3 lần so với trồng đại trà…

Hiện nay các cơ sở chế biến dong riềng trên địa bàn huyện Ba Bể (Bắc Kạn) đang tích cực thu mua củ dong riềng cho nhân dân. Theo Công ty Hoàng Giang hiện đang thu mua với giá bình quân từ 800 đồng đến 1.300 đồng, tuỳ vào từng loại củ cụ thể và khu vực thu mua có gần đường ô tô không. Mặt khác các cơ sở chế biến cũng đang tìm kiếm thị trường ngoài tỉnh để tiêu thụ củ dong, bột dong và sản phẩm miến dong.