Phát triển cây mắc ca vẫn cần những bước đi thận trọng
Phát biểu tại Hội nghị, ông Cao Chí Công- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, năm 2014 cả nước có hơn 2000 ha mắc ca được trồng ở các mô hình khảo nghiệm tại 2 khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên. Thời gian gần đây có rất nhiều thông tin trái chiều về vấn đề này, tuy nhiên, để phát triển bài bản cây mắc ca cần phải có bước đi thận trọng. Ông Công cho biết, cần phải xem xét trồng giống nào, ở đâu, khi có sản phẩm của cây mắc ca thì tiêu thụ ở thị trường nào, hiệu quả kinh tế mang lại của cây mắc ca so với các cây trồng khác ra sao…. Cần có thông tin nhiều chiều chính xác, đây sẽ là cơ sở để cơ quan quản lý quy hoạch và đưa ra định hướng về cây trồng này.
Thứ trưởng Bộ NN & PTNT nhấn mạnh, sau khi nghiên cứu và khảo nghiệm Bộ đã công nhận 10 giống đảm bảo chất lượng có thể trồng tại Việt Nam. Quan điểm của ngành nông nghiệp là cần thận trọng và xem xét kỹ lưỡng trong phát triển cây mắc ca tại Việt Nam. Việc quy hoạch phải đặt trong quy hoạch ngành hàng mới chứ không chỉ đơn thuần là quy hoạch trồng cây mắc ca. Làm thế nào để ngành này phát triển bền vững, để người dân có thu nhập cao hơn, không để người trồng mắc ca phải chịu rủi ro. Ngoài những điều kiện về sinh học, khí hậu thổ nhưỡng đất đai thì rất quan trọng là phải nắm bắt được khả năng cung cầu trên thị trường của sản phẩm mắc ca.
Bên cạnh đó, mắc ca là cây trồng có giá trị kinh tế cao nhưng đòi hỏi rất nhiều các yêu cầu như giống chuẩn, áp dụng trình độ công nghệ hiện đại trong khâu thu hoạch, chế biến sản phẩm này. “Muốn phát triển ngành mắc ca nhất thiết phải gắn trồng trọt với với chế biến và bảo quản, hạt mắc ca đòi hỏi những yêu cầu khắt khe như sau khi thu hái trong vòng 24 tiếng phải cho vào chế biến tách vỏ, tách vỏ sau 3 tiếng phải sấy, sấy xong phải được bảo quản trong khi đặc biệt nhiệt độ thích hợp không quá 160C, đảm bảo độ ẩm sau sấy không không quá 10%... những yêu cầu này phải đi liền với nhau nên cần phải có sự liên kết cả doanh nghiệp và người trồng”, Thứ trưởng Hà Công Tuấn nói.
Ông Jolyon Burnett, Chủ tịch Hội mắc ca Úc chia sẻ, Việt Nam đã lựa chọn thời điểm phù hợp để bước chân vào ngành hàng hạt - là ngành hàng đang tăng trưởng rất mạnh và đang có mức kỷ lục hoặc gần kỷ lục về giá. Gần 10 năm qua, hạnh nhân tăng gấp đôi về sản lượng nhưng đã gấp ba về giá trị, doanh số hạt óc chó cũng tăng 4 lần. Xu hướng tiêu dùng của người người dân với các loại hạt giàu dinh dưỡng ngày càng tăng. Hạt mắc ca đang trong tình trạng cầu lớn hơn cung, và tồn kho mắc ca thế giới năm 2014 là không có. Tuy nhiên, Việt Nam cần kiểm soát chặt giống mắc ca, vì cây mắc ca sẽ trồng và cho thu hoạch trong tận 40 năm. Hơn nữa, chất lượng hạt mắc ca phụ thuộc hoàn toàn vào giống đầu vào, không phải nhờ công nghệ chế biến.
Thứ trưởng Hà Công Tuấn cũng cho biết, Bộ đang thu thập ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước và các địa phương khảo nghiệm trồng mắc ca. Trên cơ sở này, Bộ sẽ cân nhắc việc ban hành quy hoạch về phát triển mắc ca tại Việt Nam trong năm nay.
Ông Jolyon Burnett, Chủ tịch Hội mắc ca Úc: Mắc ca là cây trồng có giá trị kinh tế cao nhưng đòi hỏi các yêu cầu về áp dụng trình độ công nghệ hiện đại trong khâu thu hoạch, chế biến sản phẩm này. Năm 2014, khoảng 70% khối lượng hạt mắc ca tách vỏ (mắc ca nhân) được tiêu thụ tại 5 thị trường gồm: Mỹ, Đức, Úc, Nhật Bản và Brazil. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất với mắc ca chưa tách vỏ chiếm đến 90%, trong vòng 10 năm tới, thu nhập từ mắc ca vẫn sẽ rất tốt.
Có thể bạn quan tâm
Hội Làm vườn Cao Bằng đã giúp nhiều hội viên thoát nghèo. Không những vậy, Hội còn tập trung chú trọng xây dựng những mô hình sản xuất hàng hóa, cho thu nhập cao làm điểm học tập cho hội viên
Đến tỉnh Bến Tre vào những ngày cuối năm, đâu đâu cũng thấy người dân trồng bưởi da xanh hồ hởi, phấn khởi cười nói râm ran, bàn về cách chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP, cách thu hoạch bưởi vào thời điểm nào bán được giá…
Qua theo dõi và chắt lọc sau nhiều năm nuôi cá, bác Thểu nhận thấy trong các loài cá truyền thống thì con trắm đen có nhiều triển vọng cho con đường làm giàu, vì nó vừa có trọng lượng lớn, thịt chắc ngon ngọt, lại đang phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của thị trường.
Có thể căn cứ vào độ phì nhiêu và lượng chất dinh dưỡng trong đất có thể cung cấp cho cây trồng mà bón phân. Ví dụ, đất chua phèn thường thiếu lân, đất cát thiếu kali, đất đỏ thiếu lưu huỳnh. Hoặc căn cứ vào độ pH của đất để chọn loại phân thích hợp. Đất chua nên bón phân lân nung chảy hoặc bột Apatit, hạn chế sử dụng các loại phân gây chua (SSP, SA, K2SO4…).
Măng Tây là loại rau cao cấp, có hàm lượng dinh dưỡng khá cao được dùng nhiều trong các nhà hàng, khách sạn cao cấp, sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Cây măng tây đã được đưa vào trồng tại huyện Củ Chi vào năm 2006, tuy giá thành cao nhưng cần chú ý đến việc phòng trị bệnh