Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát triển cây mắc ca vẫn cần những bước đi thận trọng

Phát triển cây mắc ca vẫn cần những bước đi thận trọng
Publish date: Friday. June 5th, 2015

Phát biểu tại Hội nghị, ông Cao Chí Công- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, năm 2014 cả nước có hơn 2000 ha mắc ca được trồng ở các mô hình khảo nghiệm tại 2 khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên. Thời gian gần đây có rất nhiều thông tin trái chiều về vấn đề này, tuy nhiên, để phát triển bài bản cây mắc ca cần phải có bước đi thận trọng. Ông Công cho biết, cần phải xem xét trồng giống nào, ở đâu, khi có sản phẩm của cây mắc ca thì tiêu thụ ở thị trường nào, hiệu quả kinh tế mang lại của cây mắc ca so với các cây trồng khác ra sao…. Cần có thông tin nhiều chiều chính xác, đây sẽ là cơ sở để cơ quan quản lý quy hoạch và đưa ra định hướng về cây trồng này.

Thứ trưởng Bộ NN & PTNT nhấn mạnh, sau khi nghiên cứu và khảo nghiệm Bộ đã công nhận 10 giống đảm bảo chất lượng có thể trồng tại Việt Nam. Quan điểm của ngành nông nghiệp là cần thận trọng và xem xét kỹ lưỡng trong phát triển cây mắc ca tại Việt Nam. Việc quy hoạch phải đặt trong quy hoạch ngành hàng mới chứ không chỉ đơn thuần là quy hoạch trồng cây mắc ca. Làm thế nào để ngành này phát triển bền vững, để người dân có thu nhập cao hơn, không để người trồng mắc ca phải chịu rủi ro. Ngoài những điều kiện về sinh học, khí hậu thổ nhưỡng đất đai thì rất quan trọng là phải nắm bắt được khả năng cung cầu trên thị trường của sản phẩm mắc ca.

Bên cạnh đó, mắc ca là cây trồng có giá trị kinh tế cao nhưng đòi hỏi rất nhiều các yêu cầu như giống chuẩn, áp dụng trình độ công nghệ hiện đại trong khâu thu hoạch, chế biến sản phẩm này. “Muốn phát triển ngành mắc ca nhất thiết phải gắn trồng trọt với với chế biến và bảo quản, hạt mắc ca đòi hỏi những yêu cầu khắt khe như sau khi thu hái trong vòng 24 tiếng phải cho vào chế biến tách vỏ, tách vỏ sau 3 tiếng phải sấy, sấy xong phải được bảo quản trong khi đặc biệt nhiệt độ thích hợp không quá 160C, đảm bảo độ ẩm sau sấy không không quá 10%... những yêu cầu này phải đi liền với nhau nên cần phải có sự liên kết cả doanh nghiệp và người trồng”, Thứ trưởng Hà Công Tuấn nói.

Ông Jolyon Burnett, Chủ tịch Hội mắc ca Úc chia sẻ, Việt Nam đã lựa chọn thời điểm phù hợp để bước chân vào ngành hàng hạt - là ngành hàng đang tăng trưởng rất mạnh và đang có mức kỷ lục hoặc gần kỷ lục về giá. Gần 10 năm qua, hạnh nhân tăng gấp đôi về sản lượng nhưng đã gấp ba về giá trị, doanh số hạt óc chó cũng tăng 4 lần. Xu hướng tiêu dùng của người người dân với các loại hạt giàu dinh dưỡng ngày càng tăng. Hạt mắc ca đang trong tình trạng cầu lớn hơn cung, và tồn kho mắc ca thế giới năm 2014 là không có. Tuy nhiên, Việt Nam cần kiểm soát chặt giống mắc ca, vì cây mắc ca sẽ trồng và cho thu hoạch trong tận 40 năm. Hơn nữa, chất lượng hạt mắc ca phụ thuộc hoàn toàn vào giống đầu vào, không phải nhờ công nghệ chế biến.

Thứ trưởng Hà Công Tuấn cũng cho biết, Bộ đang thu thập ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước và các địa phương khảo nghiệm trồng mắc ca. Trên cơ sở này, Bộ sẽ cân nhắc việc ban hành quy hoạch về phát triển mắc ca tại Việt Nam trong năm nay.

Ông Jolyon Burnett, Chủ tịch Hội mắc ca Úc: Mắc ca là cây trồng có giá trị kinh tế cao nhưng đòi hỏi các yêu cầu về áp dụng trình độ công nghệ hiện đại trong khâu thu hoạch, chế biến sản phẩm này. Năm 2014, khoảng 70% khối lượng hạt mắc ca tách vỏ (mắc ca nhân) được tiêu thụ tại 5 thị trường gồm: Mỹ, Đức, Úc, Nhật Bản và Brazil. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất với mắc ca chưa tách vỏ chiếm đến 90%, trong vòng 10 năm tới, thu nhập từ mắc ca vẫn sẽ rất tốt.


Related news

Nhà Khoa Học Giúp Nông Dân Kỹ Thuật Nuôi Trồng Nhà Khoa Học Giúp Nông Dân Kỹ Thuật Nuôi Trồng

Tại chương trình giao lưu “Kết nối nhà khoa học - nông dân” do Báo Nông Thôn Ngày Nay phối hợp với Ban Xây dựng nông thôn mới và Hội Nông dân H.Cần Giờ (TP.HCM) vừa tổ chức, có sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học và gần 200 nông dân đến từ 2 xã Thạnh An và Lý Nhơn (H.Cần Giờ).

Tuesday. August 5th, 2014
Sim Rừng Phú Quốc Giá 100.000 Đồng/kg Ở Hà Nội Sim Rừng Phú Quốc Giá 100.000 Đồng/kg Ở Hà Nội

Hiếm hàng, thường chỉ đặt mua được số lượng ít nên giá sim rừng đã tăng mạnh trong những năm gần đây. Đắt nhất là sim Phú Quốc với giá tới 100.000 đồng/kg.

Thursday. July 24th, 2014
Nguy Cơ Mất Nhiều Thương Hiệu Nông Sản Việt Nguy Cơ Mất Nhiều Thương Hiệu Nông Sản Việt

Tuy nhiên, cả 3 thương hiệu trên đều từng bị chiếm tại nước ngoài. Với chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc, tuy được bảo hộ tại 28 nước trong khối EU, nhưng vẫn bị tranh chấp tại Thái Lan và hiện là Trung Quốc. Giữa năm 2011, một công ty tên là Việt Hương, trụ sở đặt tại Hồng Kông, đã đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc (kèm logo là hình con cá cơm và bản đồ VN có vẽ dấu hiệu chỉ đến vị trí đảo Phú Quốc) tại Trung Quốc.

Tuesday. August 5th, 2014
Thuỷ Sản Nước Lợ Được Mùa, Được Giá Thuỷ Sản Nước Lợ Được Mùa, Được Giá

Tại thôn Mai Dương, thôn có diện tích cũng như số hộ nuôi trồng thủy sản nhiều nhất của xã Quảng Phước, ngoài tiến hành thu tỉa những diện tích thuỷ sản đã thả nuôi, nhiều hộ còn bắt đầu thả thêm lứa cua mới để tăng thêm nguồn thu trước mùa mưa bão. Toàn thôn có 120 hộ nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là mô hình nuôi xen ghép tôm, cua, cá kình, cá dìa.

Friday. July 25th, 2014
Nhật Làm Ăn Lớn Với Ngư Dân Việt Nam Nhật Làm Ăn Lớn Với Ngư Dân Việt Nam

Ông Yukio Kikuchi cho biết dự án này sẽ được triển khai tại ba tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa với 180 chiếc, mục tiêu nâng cao thu nhập cho ngư dân VN bằng cách giảm chi phí đánh bắt bằng phương tiện, công nghệ hiện đại và tăng giá bán sản phẩm bằng việc nâng cao chất lượng cá.

Tuesday. August 5th, 2014