Phát hiện thêm cơ sở dùng hóa chất ép chín sầu riêng

Theo tin tức từ báo An ninh Thủ đô, tại cơ sở thu mua trái cây Lan Tươi, tại địa chỉ số 149 Trần Hưng Đạo, phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk (Đây là cơ sở kinh doanh của bà Nguyễn Thị Lan- SN 1977), một tổ công tác của Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường.
Công an tỉnh Đắk Lắk đã bất ngờ kiểm tra cơ sở này và phát hiện 2 nam công nhân đang có hành vi nhúng những trái sầu riêng còn xanh và chưa chín vào trong một thùng nhựa có chứa dung dịch màu vàng.
Bước đầu làm việc với cơ quan Công an, chủ cơ sở khai nhận dung dịch dùng để nhúng sầu riêng là bột nghệ và phân bón lá loại trái chín. Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Đắk Lắk đã lập biên bản hành vi vi phạm này và thu giữ 309kg trái sầu riêng đã bị nhúng hóa chất và 2 chai thuốc trái chín loại 500ml/1 chai.
Đây là cơ sở thứ 4 có hành vi vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm theo khoản 2 điều 7 nghị định 178 của chính phủ mà Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Đắk Lắkđã phát hiện xử lý trong thời gian qua.
Hành vi sử dụng hóa chất cấm để nhúng trái sầu riêng là một hành vi vi phạm pháp luật.
Một cán bộ tham gia bắt quả tang cơ sở ép chín sầu riêng cho biết việc phát hiện và xử lý những cơ sở có hành vi nhúng hóa chất trái sầu riêng này rất khó khăn. Phần lớn các cơ sở này toàn thực hiện hành vi vào đêm khuya, ở những vị trí mà các cơ quan chức năng khó tiếp cận. Vì vậy, để có thông tin xử lý các cơ sở vi phạm, cán bộ PC49 thường phải cải trang, mật phục nhiều ngày để bắt quả tang.
Trước đó, như Tuổi Trẻ đã thông tin, PC49 Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính ba cơ sở có hành vi ép chín trái cây bằng hóa chất. Theo đó, ba cơ sở Huỳnh Mai, Sang Hương (đều ở xã Ea Kênh) và Rồng Hoa Thái (xã Ea Yông) cùng bị phạt 30 triệu đồng về hành vi sử dụng trái phép hóa chất ngoài danh mục để ép chín trái cây.
Có thể bạn quan tâm

Giá vịt giảm gần 20.000 đồng/1kg so với cách đây một tháng, khiến người chăn nuôi thua lỗ nặng. Giá vịt thịt tại Đồng Nai hiện bất ngờ giảm mạnh và chỉ còn dao động ở mức 35 – 38.000 đồng/1kg, tức giảm gần 20.000đồng/1kg so với cách đây một tháng, khiến người chăn nuôi vịt gặp rất nhiều khó khăn vì thua lỗ nặng. Riêng các hộ đã lỡ đầu tư chuồng trại, thì dở khóc dở cười vì không dám nhập vịt về nuôi, đành chấp nhận bỏ trống chuồng một cách lãng phí.

Cúm gia cầm H5N1 đã tái phát ở một số địa phương lân cận TP HCM nhưng nhiều người vẫn thờ ơ với dịch bệnh. UBND tỉnh Tiền Giang vừa công bố dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm tại 2 xã Tân Phú và Tân Thới, huyện Tân Phú Đông. Theo Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang, từ ngày 31-10 đến 4-11, ngành thú y đã phát hiện tại 4 hộ trên địa bàn 2 xã Tân Phú và Tân Thới có vịt bệnh và chết. Tổng số vịt nuôi của 4 hộ là 938 con, trong đó có 315 con chết trong tổng số 557 con nhiễm bệnh kết quả xét nghiệm dương tính với virus cúm A/H5N1.

Những năm gần đây, nhiều hộ chăn nuôi của xã Thanh Tân (Kiến Xương - Thái Bình), giàu lên từ vùng chuyển đổi. Trong số đó có gia đình anh Bùi Mạnh Hùng (thôn Tử Tế) mỗi năm thu về hơn 200 triệu đồng tiền lãi nhờ áp dụng chăn nuôi theo mô hình VietGAP.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, trong năm 2013 toàn tỉnh đã thực hiện được 10 cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa, với tổng diện tích 280 ha.

Để việc triển khai cánh đồng mẫu lớn đạt kế hoạch và hiệu quả cao, huyện chủ động yêu cầu các doanh nghiệp chuẩn bị đủ lượng giống cần thiết để cung ứng cho nông dân. Đồng thời, tổ chức tập huấn, triển khai quy trình sản xuất và lịch thời vụ theo quy định của ngành Nông nghiệp tỉnh. Để việc tiêu thụ thuận lợi, hiện Công ty cổ phần chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định ký kết hợp đồng bao tiêu củ mì với nông dân.