Phát hiện thêm cơ sở dùng hóa chất ép chín sầu riêng

Theo tin tức từ báo An ninh Thủ đô, tại cơ sở thu mua trái cây Lan Tươi, tại địa chỉ số 149 Trần Hưng Đạo, phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk (Đây là cơ sở kinh doanh của bà Nguyễn Thị Lan- SN 1977), một tổ công tác của Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường.
Công an tỉnh Đắk Lắk đã bất ngờ kiểm tra cơ sở này và phát hiện 2 nam công nhân đang có hành vi nhúng những trái sầu riêng còn xanh và chưa chín vào trong một thùng nhựa có chứa dung dịch màu vàng.
Bước đầu làm việc với cơ quan Công an, chủ cơ sở khai nhận dung dịch dùng để nhúng sầu riêng là bột nghệ và phân bón lá loại trái chín. Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Đắk Lắk đã lập biên bản hành vi vi phạm này và thu giữ 309kg trái sầu riêng đã bị nhúng hóa chất và 2 chai thuốc trái chín loại 500ml/1 chai.
Đây là cơ sở thứ 4 có hành vi vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm theo khoản 2 điều 7 nghị định 178 của chính phủ mà Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Đắk Lắkđã phát hiện xử lý trong thời gian qua.
Hành vi sử dụng hóa chất cấm để nhúng trái sầu riêng là một hành vi vi phạm pháp luật.
Một cán bộ tham gia bắt quả tang cơ sở ép chín sầu riêng cho biết việc phát hiện và xử lý những cơ sở có hành vi nhúng hóa chất trái sầu riêng này rất khó khăn. Phần lớn các cơ sở này toàn thực hiện hành vi vào đêm khuya, ở những vị trí mà các cơ quan chức năng khó tiếp cận. Vì vậy, để có thông tin xử lý các cơ sở vi phạm, cán bộ PC49 thường phải cải trang, mật phục nhiều ngày để bắt quả tang.
Trước đó, như Tuổi Trẻ đã thông tin, PC49 Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính ba cơ sở có hành vi ép chín trái cây bằng hóa chất. Theo đó, ba cơ sở Huỳnh Mai, Sang Hương (đều ở xã Ea Kênh) và Rồng Hoa Thái (xã Ea Yông) cùng bị phạt 30 triệu đồng về hành vi sử dụng trái phép hóa chất ngoài danh mục để ép chín trái cây.
Related news

Anh Phan Văn Mãi ở thôn 7 Nam, xã Mỹ Thắng (huyện Phù Mỹ, Bình Định) được nhiều người biết đến là một nông dân làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi tổng hợp: cá lóc, cá trê, bò, heo, vịt. Trang trại tổng hợp của anh đạt hiệu quả cao và được người dân địa phương học hỏi, áp dụng.

Những tháng đầu năm 2013, tình hình nuôi và tiêu thụ cá tra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang diễn biến không thuận lợi do giá cá tra nguyên liệu hầu như luôn nằm dưới giá thành sản xuất khiến nông dân nuôi cá lỗ nặng, phải thu hẹp sản xuất. Trong khi đó, các doanh nghiệp (DN) chế biến cá tra xuất khẩu (XK) lại cạnh tranh nhau về giá XK cá tra phi lê dẫn đến giá cá liên tục giảm.

Thực hiện Dự án hỗ trợ, phát triển ngựa giống địa phương năm 2013 theo vốn chương trình Nghị quyết 30a, huyện Bắc Hà (Lào Cai) hỗ trợ 100 hộ dân ở 5 xã: Bản Phố, Thải Giàng Phố, Hoàng Thu Phố, Tả Văn Chư, Lùng Cải, với tổng số tiền hỗ trợ là 1 tỷ đồng đầu tư nuôi ngựa sinh sản.

Chi cục trưởng Thú y Bắc Kạn Hoàng Việt Thường cho biết, 15 ngày qua, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn không có gia súc mắc bệnh, dịch bệnh lở mồm long móng đã được khống chế.

Đến nay, mặc dù ngành nông nghiệp tỉnh Bình Thuận vẫn chưa thống kê chính xác được diện tích cây trôm hiện có của Bình Thuận, nhưng riêng ở huyện Tuy Phong, trôm được coi là loại cây thế mạnh, đang được địa phương quy hoạch phát triển diện tích và tìm nguồn tiêu thụ ổn định...