Phát Hiện Siêu Nhân Gây Hại Bộ Rễ Của Cây Rau Đà Lạt
Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng vừa phát hiện một loài động vật chân đốt gây hại bộ rễ của nhiều loại rau Đà Lạt như măng tây, khoai tây, đậu đỗ, hành lá, xà lách, cà rốt, bó xôi, cải bông xanh… Loài động vật này có chiều dài từ 0,5 - 2cm, toàn thân thường một màu trắng đục, có 6 - 12 đôi chân chui lủi rất nhanh trong đất, nên nông dân quen gọi là loài “siêu nhân”.
Trong đất giàu các thành phần chất hữu cơ, chất mùn; đất tơi xốp là điều kiện môi trường rất thuận lợi cho “siêu nhân” đẻ trứng, nhân đàn quanh năm, trong đó, đẻ nhiều trứng nhất vào mùa thu và mùa xuân.
Từ 12 ngày trở đi, trứng “siêu nhân” bắt đầu nở, sau khoảng 2 tháng đến tuổi trưởng thành. Thức ăn chính của “siêu nhân” gồm phần chóp rễ của các loài rau Đà Lạt. Cây rau nào bị “siêu nhân” tấn công sẽ khiến bộ rễ phát triển kém, không có khả năng hút đủ chất dinh dưỡng từ đất lên nuôi thân, lá, dẫn đến thiệt hại năng suất thu hoạch.
Hiện tại, chưa có loại thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục phòng trừ loài “siêu nhân”. Dựa vào đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu của vùng rau Đà Lạt, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng khuyến cáo nông dân nên áp dụng các biện pháp hạn chế gây hại của “siêu nhân” như: rải vôi, xông hơi khử trùng đất; luân canh với nhiều loại rau khác nhau; dùng bẫy khoai tây làm mồi nhử; tham khảo sử dụng chế phẩm sinh học chứa nấm xanh có tên là Metarhizium anisopliae…
Có thể bạn quan tâm
Ông Trần Văn Mẫn (ngụ ấp Tân Thành, xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang) cho biết, khi thu hoạch khoai mì ngoài bờ ruộng, ông đã đào được củ khoai mì nặng gần 8kg, với hình dạng khá kỳ dị, giống như bình hồ lô. Đây là củ khoai mì to nhất mà ông trồng được.
Tình hình sản xuất mía niên vụ 2014 - 2015 trên địa bàn Ninh Hòa (Khánh Hòa) đang gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh, hạn hán kéo dài. Trước tình hình đó, nhiều nông hộ trên địa bàn thị xã Ninh Hòa đã chủ động chuyển đổi sang cây trồng khác, nhằm đảm bảo thu nhập. Tuy nhiên, với đặc thù canh tác tại địa phương khiến việc chuyển đổi cũng không hề đơn giản.
Văn Yên (Yên Bái) có cây quế được trồng từ Xuân Tầm, Nà Hẩu tới Xuân Ái, Yên Hợp, Đại Sơn, Viễn Sơn… với diện tích trên 22.000ha, sản lượng khai thác hàng năm đạt từ 4.500 - 5.000 tấn quế vỏ khô, doanh thu 150 tỷ đồng. Không chỉ có vậy, quế ở đây có hàm lượng tinh dầu cao thuộc loại tốt nhất khu vực phía Bắc.
Với lợi thế nguồn nguyên liệu chuối có sẵn tại địa phương, nghề ép chuối khô được nhiều hộ dân ấp 10B, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời chọn làm và mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xoá đói giảm nghèo. Cứ mỗi khi mùa mưa sắp kết thúc, bà con ở đây ai cũng náo nức chuẩn bị đương vĩ, làm giàn và các vật dụng cần thiết khác để chuẩn bị bước vào mùa ép chuối khô.
Đó là kết quả đạt được của dự án cấp Bộ “Xây dựng mô hình áp dụng tiêu chuẩn VietGAP để phát triển vùng chuyên canh cây khóm Queen “Cầu Đúc” ở Hậu Giang”, do thạc sĩ Nguyễn Thị Kiều làm chủ nhiệm. Dự án vừa được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh nghiệm thu loại khá.