Một số kinh nghiệm từ hoạt động của mô hình Tổ tư vấn nuôi tôm xã Long Hựu Tây
Riêng xã Long Hựu Tây có khoảng 420 ha nuôi tôm, trong đó diện tích nuôi tôm của 75 hộ thuộc phạm vi 2 Tổ Tư vấn ấp Tây và ấp Hựu Lộc chiếm hơn phân nửa.
Việc khánh thành và hoạt động của các Tổ Tư vấn được triển khai theo Kế hoạch số 209/KH-SNN ngày 22/01/2015 của Sở Nông nghiệp và PTNT.
Thông qua Tổ Tư vấn, bà con ở xã được nhân viên kỹ thuật kiểm tra tình hình sức khỏe của tôm, các chỉ tiêu môi trường nước ao và tư vấn kỹ thuật chăm sóc, các biện pháp phòng trị bệnh trên tôm.
Trong năm 2015, nhân viên kỹ thuật đã kiểm tra 1.292 mẫu nước, mẫu tôm và hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật cần thiết cho người dân, từ đó góp phần giúp cho hơn 60% hộ nuôi có lãi từ 30 - 50 triệu đồng/ha, số hộ còn lại hòa vốn và lỗ một ít do thời giá tôm lúc thu hoạch giảm thấp và do thiệt hại bởi tôm gặp bệnh đốm trắng, phân trắng khá nặng.
Nhìn chung, phương thức hoạt động của Tổ Tư vấn được bà con tin tưởng, tham gia ngày càng đông, tuy nhiên, vì còn là hình thức hoạt động mới, kinh phí, trang thiết bị còn giới hạn, nhân viên kỹ thuật ở xa và thuộc nhiều đơn vị nên công tác phối hợp có lúc chưa đồng bộ, kịp thời đã ít nhiều có ảnh hưởng đến hiệu quả phục vụ.
Qua đó, có thể đúc kết một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ Tư vấn trong thời gian tới như sau:
- Thứ nhất, các thành viên Tổ Tư vấn, đặc biệt Tổ trưởng, Tổ phó phải là những người có uy tín ở địa phương, có nhiều kinh nghiệm thực tế; tránh tình trạng thành lập thành phần Tổ tư vấn đủ về số lượng.
- Thứ hai, công tác thông tin, tuyên truyền phải được chú trọng nhiều hơn nhằm giúp các thành viên của Tổ nắm rõ ý nghĩa, yêu cầu của công tác tư vấn; đặc biệt cần nâng cao hiểu biết các văn bản pháp luật, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Cụ thể nên định kỳ hàng tháng tổ chức sinh hoạt, bồi dưỡng thông tin cho các thành viên kết hợp với trao đổi kinh nghiệm, định hướng hoạt động, đề xuất các biện pháp thực hiện trong thời gian tiếp theo.
- Thứ ba, các cơ quan liên quan cần có kế hoạch kiểm tra và chấn chỉnh kịp thời những Tổ Tư vấn hoạt động không hiệu quả, tìm ra nguyên nhân và phương hướng khắc phục.
Đồng thời, nên tổ chức tổng kết hoạt động và khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình công tác.
Có thể bạn quan tâm
Chuyển biến tích cực đó là nhờ chú trọng công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là việc triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định 99 năm 2010 của Chính phủ. Người dân Mường Pồn đều ý thức được việc giữ rừng để hưởng lợi từ rừng.
Ngay sau đó, Cục BVTV phối hợp với các địa phương triển khai công tác hỗ trợ nông dân phòng, chống bệnh chổi rồng trên nhãn với tổng kinh phí trên 173 tỉ đồng, trong đó ngân sách Trung ương chi hơn 122 tỉ đồng, ngân sách tỉnh 51 tỉ đồng.
Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trên vườn cây, ao cá theo hướng sản xuất an toàn, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa góp phần tạo cho nền nông nghiệp phát triển bền vững đã và đang được người dân ở thị xã Ngã Bảy thực hiện. Phòng Kinh tế thị xã Ngã Bảy cũng đã triển khai mô hình trồng cam sành trên diện tích 15ha và nuôi cá tra 5ha theo tiêu chuẩn VietGAP.
Hiện nông dân trồng mía trên địa bàn tỉnh đang bước vào thu hoạch niên vụ mía đường năm 2014-2015. Tuy nhiên, với sản lượng đường tồn kho khá lớn tại các nhà máy, giá thu mua mía nguyên liệu thấp, từ đó khiến nhà máy và nông dân đều gặp khó.
Sau một thời gian phát triển, đến nay huyện Yên Lập mới có 10 trang trại đạt tiêu chí theo Thông tư 27/2011/TT-BNN&PTNT; trong đó có 2 trang trại tổng hợp và 8 trang trại chăn nuôi. Qua khảo sát, tổng hợp, vốn đầu tư của các trang trại đến giữa năm 2014 đạt 16,72 tỷ đồng, gồm gần 9 tỷ vốn tự có và hơn 7,8 tỷ đồng vốn vay; doanh thu từ trang trại năm qua đạt 15,657 tỷ đồng, bình quân 1,56 tỷ đồng/trang trại.