Tăng cường các biện pháp nuôi Tôm an toàn vụ nuôi 2016
Với mục tiêu giảm thiệt hại dưới 20% và tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy sản.
Khung lịch thời vụ nuôi tôm 2016 bắt đầu từ ngày 01-12-2015 đến 30-9-2016 được căn cứ vào dự báo diễn biến thời tiết và đặc điểm của từng vùng nuôi ở Sóc Trăng.
Sở NN&PTNT tỉnh cũng đề nghị các huyện chủ động xây dựng khung lịch thời vụ cho từng địa bàn, để tránh thời điểm thời tiết gay gắt có thể ảnh hưởng đến tôm nuôi.
Thạc sĩ Quách Thị Thanh Bình - Chi Cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Sóc Trăng, cho biết: “Diện tích nuôi tôm ở Sóc Trăng có đặc điểm khác nhau ở từng vùng.
Qua khảo sát, kiểm tra chúng tôi đã xây dựng khung lịch thời vụ riêng và khuyến cáo từng khu vực thả nuôi cho hợp lý, nhằm hạn chế tác động của thời tiết, khí hậu.
Giúp cho bà con nuôi Tôm đạt hiệu quả”.
Gắn với dự báo tình hình, xây dựng lịch thả giống cụ thể cho từng vùng, UBND tỉnh Sóc Trăng đề nghị ngành chuyên môn, các địa phương phải thực hiện tốt các biện pháp quản lý, kiểm tra chất lượng giống, thức ăn, thuốc thú y phục vụ nuôi thủy sản và các biện pháp quản lý môi trường, khuyến khích biện pháp nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.
Thạc sĩ Quách Thị Thanh Bình - Chi Cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Sóc Trăng, cho biết thêm: “Mỗi năm, ngay từ đầu vụ xuống giống Tôm, Chi Cục đều xây dựng kế hoạch cụ thể như:
Tập trung quản lý chất lượng con giống, tăng tần suất kiểm tra các đại lý, dịch vụ thú y thủy sản, xử lý triệt để các cơ sở, đại lý mua bán thuốc, hóa chất cấm, chất lượng kém để giúp người nuôi an tâm hơn.
Có kế hoạch quan trắc môi trường với tiến độ thường xuyên để kịp thời thông báo cho người nuôi, giúp bà con chủ động trong phòng ngừa dịch bệnh trên tôm, do tác động của môi trường gây nên”.
Kết quả quan trắc của Cục Thú Y vùng 7 thì tại vùng nuôi Tôm Sóc Trăng mật độ nhiễm virus Virio gây hội chứng gan tụy cao gấp 27 lần, virus do bệnh đốm trắng cũng vượt ngưỡng an toàn và hầu hết ao nuôi bị ô nhiểm hữu cơ.
Ông mai Văn Hờ ở xã Ngọc Đông, huyện Mỹ Xuyên, cho biết: “Những năm gần đây, dịch bệnh trên tôm nuôi rất phức tạp, đa phần là bệnh gan tụy, Tôm có biểu hiện lờ đờ, bỏ ăn 1 đến 2 ngày thì chết.
Người nuôi Tôm đến giờ cũng chưa thể đúc kết, rút ra kinh nghiệm phòng ngừa bệnh này”.
Dịch bệnh trên tôm nuôi vẫn rất đáng lo ngại
Năm nay ngành chuyên môn tập trung xuống địa bàn hướng dẫn nông dân kỹ thuật cải tạo ao nuôi, sát khuẩn, xử lý nước, nuôi nước theo khuyến cáo, đây cũng là biện pháp cải tạo môi trường ao nuôi và hạn chế được mầm bệnh tồn lưu.
Cùng với các biện pháp tăng cường quản lý vật tư đầu vào, thì đây là một công đoạn rất quan trọng góp phần cho thành công của vụ nuôi Tôm ở Sóc Trăng.
Có thể bạn quan tâm
Trong những năm qua, nhiều hộ nông dân xóm 13 phường Ỷ La Thị xã Tuyên Quang đã tích cực phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi gà thịt và vịt đẻ trứng...
Dù bị nghiêm cấm nhưng hiện nay, trên nhiều vùng nông thôn ở tỉnh Quảng Trị vẫn tồn tại nạn đánh bắt thủy sản bằng xung điện. Tình trạng đánh bắt mang tính hủy diệt này đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, hủy diệt môi sinh, tận diệt nguồn lợi thủy sản trên các sông ngòi, kênh rạch và đồng ruộng.
Trong chiến dịch hành động hướng đến mô hình sản xuất và phân phối sản phẩm an toàn, đảm bảo quy trình truy suất nguồn gốc từ trang trại đến bàn ăn tại TPHCM, Sở Công thương TPHCM vừa chủ trì buổi kết nối các DN sản xuất rau đạt chuẩn VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) với Liên hiệp HTX Thương mại TPHCM (Saigon Co.op) nhằm hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm.
Trước tình hình dịch bệnh heo tai xanh đã bùng phát tại tỉnh Long An, địa phương giáp ranh Tiền Giang, ông Lê Minh Khánh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn kiêm Chi cục trưởng Chi cục Thú y (CCTY) Tiền Giang
Thời gian gần đây, trang trại Út Thúy (xã Ninh Sơn, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) luôn tấp nập các đoàn khách đến tham quan, học tập.