Phát Hiện Siêu Nhân Gây Hại Bộ Rễ Của Cây Rau Đà Lạt

Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng vừa phát hiện một loài động vật chân đốt gây hại bộ rễ của nhiều loại rau Đà Lạt như măng tây, khoai tây, đậu đỗ, hành lá, xà lách, cà rốt, bó xôi, cải bông xanh… Loài động vật này có chiều dài từ 0,5 - 2cm, toàn thân thường một màu trắng đục, có 6 - 12 đôi chân chui lủi rất nhanh trong đất, nên nông dân quen gọi là loài “siêu nhân”.
Trong đất giàu các thành phần chất hữu cơ, chất mùn; đất tơi xốp là điều kiện môi trường rất thuận lợi cho “siêu nhân” đẻ trứng, nhân đàn quanh năm, trong đó, đẻ nhiều trứng nhất vào mùa thu và mùa xuân.
Từ 12 ngày trở đi, trứng “siêu nhân” bắt đầu nở, sau khoảng 2 tháng đến tuổi trưởng thành. Thức ăn chính của “siêu nhân” gồm phần chóp rễ của các loài rau Đà Lạt. Cây rau nào bị “siêu nhân” tấn công sẽ khiến bộ rễ phát triển kém, không có khả năng hút đủ chất dinh dưỡng từ đất lên nuôi thân, lá, dẫn đến thiệt hại năng suất thu hoạch.
Hiện tại, chưa có loại thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục phòng trừ loài “siêu nhân”. Dựa vào đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu của vùng rau Đà Lạt, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng khuyến cáo nông dân nên áp dụng các biện pháp hạn chế gây hại của “siêu nhân” như: rải vôi, xông hơi khử trùng đất; luân canh với nhiều loại rau khác nhau; dùng bẫy khoai tây làm mồi nhử; tham khảo sử dụng chế phẩm sinh học chứa nấm xanh có tên là Metarhizium anisopliae…
Related news

Ngày 26/11/2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phôi hợp Ủy Ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội nghị “Phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững các tỉnh phía Nam”. Thứ Trưởng Bộ NN&PTNT - Vũ Văn Tám, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dương đồng chủ trì Hội nghị.

Ngày 19-12-2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bến Tre tổ chức Hội thảo lần II để đánh giá đúng thực trạng và định hướng phát triển nghề nuôi tôm nước lợ trên địa bàn trong thời gian tới. Ông Lê Phong Hải - Giám đốc Sở NN&PTNT chủ trì.

Cùng với 121 hồ chứa thủy lợi và thủy điện, Quảng Ngãi còn có hệ thống sông suối dày đặc, rộng khắp nhưng hiệu suất sử dụng số diện tích mặt nước trên để nuôi trồng thủy sản nước ngọt hiện còn quá thấp…

Thực tế cho thấy, trong đợt rét đậm, rét hại của những năm trước, một số hộ nuôi cá trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã có kinh nghiệm chống rét hiệu quả. Bên cạnh đó, cũng có những hộ do chủ quan đã bị thiệt hại không nhỏ. Vì vậy, chống rét cho thuỷ sản cần được cơ quan chuyên môn và người dân quan tâm.

Sở KH-CN Quảng Nam vừa phối hợp với Viện Khoa học & công nghệ khai thác thủy sản (Đại học Nha Trang) tổ chức hội thảo “Cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm lựa chọn địa điểm xây dựng chà - rạn nhân tạo tại vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Nam”. Dự kiến sẽ triển khai mô hình tại đông bắc đảo Hòn Dứa (vùng biển Bàn Than, Núi Thành) nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi ven bờ.