Thí điểm mô hình cộng đồng quản lý sò lông

Khởi động mô hình
Thuận Quý là xã bãi ngang ven biển, nghề cá phát triển với quy mô nhỏ lẻ, hầu hết ngư dân khai thác thủy sản ven bờ.
Toàn xã hiện có 12 thuyền máy và 68 thúng chai với hơn 200 lao động hoạt động các nghề lặn, câu, lưới rê ven bờ.
Trước đây khi nguồn lợi thủy sản còn phong phú đã giải quyết công ăn việc làm cho gần 1.000 lao động biển.
Nhưng những năm gần đây do gia tăng khai thác, ít chú trọng công tác bảo vệ, dẫn đến nguồn lợi thủy sản bị cạn kiệt, nhất là nguồn lợi sò lông.
Để khôi phục nguồn lợi, Hội Nghề cá Bình Thuận đã “Xây dựng dự án thí điểm đồng quản lý sò lông để góp phần quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lợi thủy sản và bảo vệ hệ sinh thái ven biển” tại xã Thuận Quý.
Dự án có sự tham gia của các bên liên quan là Chi cục Thủy sản, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản, bộ đội Biên phòng, chính quyền và các đoàn thể địa phương, trong đó người hưởng lợi trực tiếp là cộng đồng ngư dân xã Thuận Quý.
Dự án được triển khai theo phương thức đồng quản lý nghề cá trên vùng biển ven bờ xã Thuận Quý với quy mô mặt nước biển khoảng 16,5km2, với sự tham gia của khoảng 80 hộ ngư dân.
Cộng đồng quản lý sò lông
Sau khi triển khai, mới đây Chi cục Thủy sản đã thực hiện thả bổ sung 57 tấn giống sò lông đợt 1, dự kiến vào tháng 12 sẽ thả thêm 63 tấn sò lông đợt 2.
Thả bổ sung 120 tấn giống sẽ góp phần tái tạo nguồn lợi sò lông đang bị cạn kiệt.
Ông Huỳnh Quang Huy - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh cho biết: Để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển ổn định của sò lông, chi cục đã có kế hoạch phối hợp thường xuyên với địa phương và bộ đội Biên phòng trong quá trình bảo vệ, gìn giữ.
Bên cạnh đó, chi cục còn tăng cường công tác tuyên truyền đối với nhân dân, ngư dân để họ hiểu và cùng nhau bảo vệ.
Hiện nay, Chi cục Thủy sản với vai trò đồng tài trợ của dự án đã tiến hành hỗ trợ, tham gia công tác tuyên truyền, thu mẫu, khảo sát và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Đồng thời hỗ trợ địa phương xây dựng các cơ chế, chính sách, quy định liên quan đến lĩnh vực quản lý, khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong vùng biển triển khai dự án.
Lồng ghép một số nhiệm vụ thường xuyên của đơn vị như tuyên truyền và tuần tra kiểm soát hỗ trợ cho dự án.
Hỗ trợ và tạo điều kiện cho cộng đồng trong việc cấp phép khai thác nguồn lợi.
Dự án sẽ diễn ra trong 30 tháng và kết thúc vào giữa năm 2017.
Căn cứ kết quả đánh giá, dự án sẽ được chuyển giao lại cho chính quyền và người dân địa phương tiếp tục quản lý, khai thác.
Các sản phẩm của dự án như mô hình tổ cộng đồng, mô hình tín dụng cộng đồng… sẽ được đánh giá tính hiệu quả, để tiếp tục phát huy trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Để hoàn thành kế hoạch trồng rừng, ngay từ đầu năm, huyện Thạch Thành đã rà soát, giao chỉ tiêu về diện tích trồng cho từng xã. Căn cứ vào chỉ tiêu, kế hoạch được giao, các xã đã tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân đào hố, kỹ thuật trồng, chăm sóc cây lâm nghiệp.

Đó chính là nhận xét của ông Richard De Boer, Giám đốc Tổ chức Chứng nhận Control Union Hà Lan tại VN, đại diện GlobalG.A.P. trong buổi lễ chính thức trao giấy chứng nhận đạt chuẩn quốc tế GlobalG.A.P.

Những ngày qua giá khóm tại các huyện Bến Lức, Thạnh Hóa (Long An) liên tục tăng cao. Ông Phạm Thiện Phước (ngụ ấp 5, xã Tân Tây, H.Thạnh Hóa) cho biết: “Hiện giá khóm (dứa) được thương lái mua tại ruộng từ 5.800 - 6.000 đồng/kg, tăng 2.800 - 3.000 đồng/kg so với tháng trước.

Các chuyên gia cảnh báo việc phụ thuộc vào thị trường này là mối hiểm họa mà nhiều ngành nông sản khác của VN đã phải gánh chịu như cao su, dưa hấu, thanh long...

Dù được hỗ trợ lãi suất vay vốn tới 4-6% trong suốt 11 năm, việc các chủ tàu có thể vay được vốn ngân hàng theo chính sách phát triển thủy sản tại Nghị định 67 của Chính phủ là không hoàn toàn dễ dàng.