Phát hiện 7 công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa chất cấm

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát vừa có thư khen gửi các lực chức năng gồm Cục Cảnh sát phóng chống tội phạm về môi trường (C49 Bộ Công an), Phòng cảnh sát điều tra tội phạm Kinh tế và chức vụ (PC 46 Công an TPHCM) và Chi cục Quản lý thị trường TPHCM.
Do trong đợt cao điểm phát động chất cấm trong chăn nuôi (từ cuối tháng 10 đến nay), các lực lượng này đã phát hiện 7 công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa chất cấm.
Bao gồm: Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Trường Phú (Hải Dương), Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi và thủy sản Thăng Long (Khu công nghiệp Phố Nối, Hưng Yên), Công ty TNHH Thiên Tôn (Hải Dương), Công ty Vimark (Bắc Giang), Công ty Đại An Tín (Hải Dương), gần nhất là ngày 25-11 phát hiện tại Công ty TNHH Tino và Công ty Menon (quận Bình Tân, TPHCM).
Theo thư khen của Bộ trưởng, qua kiểm tra thức ăn chăn nuôi của các công ty kể trên, các chất cấm thường thấy là chất tạo nạc và vàng O (chất tạo màu cho thịt gà và heo, có thể gây ung thư và di truyền qua các thế hệ).
Bộ trưởng Phát cũng cho biết hàng trăm tấn thức ăn chăn nuôi quá hạn sử dụng, chứa chất cấm đã bị ngăn chặn không kịp đưa ra thị trường.
Tuy nhiên ông Phát cũng đề nghị các lực lượng chức năng tiếp tục rà soát, phát hiện chất cấm trong thức ăn chăn nuôi và thực phẩm, xử lý nghiêm các trường hợp bị phát hiện.
Đợt cao điểm phát hiện chất cấm trong chăn nuôi còn kéo dài đến sau tết nguyên đán 2016.
Có thể bạn quan tâm
Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, thông qua công tác nghiên cứu khoa học, nhất là các đề tài liên quan đến việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất lao động.

Từng học chuyên ngành xã hội nhưng lại đam mê với sản xuất, kinh doanh nên Nguyễn Xuân Kiên, Giám đốc Công ty TNHH Nam Anh đã mạnh dạn đầu tư sản xuất các loại nấm với quy mô lớn, trong đó có đông trùng hạ thảo, một loại dược liệu quý.

Theo Hợp tác xã dịch vụ kinh doanh tổng hợp nông nghiệp Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai), vụ thu hoạch năm nay, năng suất mía tại cánh đồng lớn dự kiến đạt từ 90 - 100 tấn/hécta, tăng khoảng 40 tấn/hécta so với năng suất cùng kỳ năm ngoái.

Hiện nay, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang đã mở rộng diện tích vườn trồng cây ăn quả các loại lên gần 3.000 ha trong đó chủ lực là cây dừa với diện tích khoảng 2.400 ha, còn lại là các loại cấy ăn quả có giá trị khác như: thanh long, cây có múi…

Từ đầu năm đến nay, Trạm Khuyến nông Mang Thít (Vĩnh Long) đã chuyển giao kỹ thuật cho nông dân thực hiện khoảng 8ha mô hình luân canh dưa hấu trên nền đất lúa, lợi nhuận cao hơn từ 2 - 3 lần trồng lúa.