Phát hiện 7 công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa chất cấm

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát vừa có thư khen gửi các lực chức năng gồm Cục Cảnh sát phóng chống tội phạm về môi trường (C49 Bộ Công an), Phòng cảnh sát điều tra tội phạm Kinh tế và chức vụ (PC 46 Công an TPHCM) và Chi cục Quản lý thị trường TPHCM.
Do trong đợt cao điểm phát động chất cấm trong chăn nuôi (từ cuối tháng 10 đến nay), các lực lượng này đã phát hiện 7 công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa chất cấm.
Bao gồm: Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Trường Phú (Hải Dương), Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi và thủy sản Thăng Long (Khu công nghiệp Phố Nối, Hưng Yên), Công ty TNHH Thiên Tôn (Hải Dương), Công ty Vimark (Bắc Giang), Công ty Đại An Tín (Hải Dương), gần nhất là ngày 25-11 phát hiện tại Công ty TNHH Tino và Công ty Menon (quận Bình Tân, TPHCM).
Theo thư khen của Bộ trưởng, qua kiểm tra thức ăn chăn nuôi của các công ty kể trên, các chất cấm thường thấy là chất tạo nạc và vàng O (chất tạo màu cho thịt gà và heo, có thể gây ung thư và di truyền qua các thế hệ).
Bộ trưởng Phát cũng cho biết hàng trăm tấn thức ăn chăn nuôi quá hạn sử dụng, chứa chất cấm đã bị ngăn chặn không kịp đưa ra thị trường.
Tuy nhiên ông Phát cũng đề nghị các lực lượng chức năng tiếp tục rà soát, phát hiện chất cấm trong thức ăn chăn nuôi và thực phẩm, xử lý nghiêm các trường hợp bị phát hiện.
Đợt cao điểm phát hiện chất cấm trong chăn nuôi còn kéo dài đến sau tết nguyên đán 2016.
Related news

Nghe ông Nguyễn Văn Triền, Chủ tịch hội Nông dân xã Cam Thủy (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) kể về anh, tôi cứ lơ mơ không tin một thanh niên nông thôn, nhà nghèo, trầy trật mãi mới lấy được tấm đại học, cuối cùng lại về quê để hết nuôi nhím, kỳ đà lại đến nuôi gà. Anh là Ngô Văn Cường (SN 1982) ở thôn Đặng Lộc 1, xã Cam Thủy.

Dịch cúm gia cầm đã tạm lắng, chỉ còn 5 tỉnh có dịch chưa qua 21 ngày. Trong hai tuần qua, cả nước cũng không phát sinh ổ dịch nào.

Để tạo thuận lợi cho nông dân, xã phối hợp với HTX Cẩm Sơn (Hải Dương) hỗ trợ bà con về giống, đồng thời cử cán bộ tập huấn kỹ thuật: lên luống, bón phân, nước tưới, phòng trừ sâu bệnh... nên cây ớt sinh trưởng phát triển tốt. Sau khi thu hoạch, HTX Cẩm Sơn bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho bà con nông dân.

Qua ba năm triển khai thí điểm (từ năm 2011), mô hình cánh đồng mẫu lớn đã dần phát triển và trở thành cánh đồng lớn kể từ năm 2014, tuy nhiên, những bất ổn trong mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để xây dựng cánh đồng lớn vẫn chưa được giải quyết.

Đậu nành là cây trồng có nhiều lợi thế phát triển ở ĐBSCL nhưng làm sao để nông dân mặn mà với việc phát triển sản xuất loại cây họ đậu này đang là một câu hỏi khó dành cho nhà quản lý và nhà khoa học.