Greenpeace Kêu Gọi Các Siêu Thị Của Canada Bảo Vệ Đại Dương

Báo cáo của Tổ chức Greenpeace về tính bền vững của thủy sản trong các siêu thị của Canada đã kêu gọi các nhà bán lẻ phải hành động nhiều hơn nữa để bảo vệ các đại dương.
Báo cáo này hoan nghênh các siêu thị trong việc định hướng tiêu dùng các sản phẩm thủy sản bền vững và còn khuyến khích họ thực hiện các bước tiếp theo và hỗ trợ việc tạo ra các khu bảo tồn trên đại dương.
Báo cáo năm 2014 với tiêu đề Bảo vệ Đại dương của chúng ta là bảo vệ công việc kinh doanh của mọi người, cho thấy việc bảo vệ biển chính là những gì mà người tiêu dùng muốn.
Một cuộc thăm dò hồi đầu năm nay được thực hiện bởi Greenpeace Canada và Stratcom cho thấy 78% người dân Canada muốn ít nhất 10% các đại dương được bảo vệ tối da dưới hình thức khu bảo tồn biển hoặc hình thức khác. 94% người dân Canada muốn bảo tồn một phần hay toàn bộ khu vực biển.
Greenpeace cho biết hiện chỉ có dưới 3% diện tích các đại dương trên thế giới được bảo vệ, tại các khu vực biển của Canada con số này giảm xuống còn dưới 1%.
Tổ chức này tuyên bố hoạt động bảo vệ biển của Canada thua xa các quốc giá khác, và chính phủ liên bang vẫn chưa thực hiện tiến trình tiến tới mục tiêu bảo vệ 10% khu vực biển và ven biển vào năm 2020 theo cam kết vào về Công ước của Liên hợp quốc về đa dạng sinh học.
Các nhà lãnh đạo tại các quốc gia khác đã được nghe cảnh bảo về sự cần thiết phải bảo vệ đại dương tại cuộc họp của Ủy ban Đại Dương Toàn cầu hồi tuần trước. Và gần đây Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, các nhà lãnh đạo thế giới đã nhóm họp tại Washington DC để tham dự Hội nghị Đại dương của Chúng ta, để thảo luận về nhu cầu bảo vệ các đại dương. Ngay sau đó, Tổng thống Obama đã tuyên bố rằng ông sẽ tạo ra khu bảo tồn biển lớn nhất thế giới.
Hiện Greenpeace đang vận động hình thành một mạng lưới toàn cầu về các khu bảo tồn đại dương bao phủ 40 phần trăm của các đại dương trên thế giới cho phép đa dạng sinh học biển được phục hồi và thích ứng với các mối đe dọa như biến đổi khí hậu.
Có thể bạn quan tâm

Xã Ma Thì Hồ được thành lập năm 2006 trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân cư của 3 xã Mường Mươn, Si Pa Phìn và Huổi Lèng. Sau 8 năm thành lập, Ma Thì Hồ vẫn thuộc diện xã biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Mường Chà, nên rất cần sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước.

Trung bình mỗi năm, Nhật Bản tiêu thụ khoảng 600.000 tấn cá ngừ đại dương, trong đó có 300.000 tấn phải nhập từ nước ngoài nhưng chỉ có 100.000 tấn là cá tươi, 200.000 tấn đông lạnh. Các nước xuất khẩu cá sang thị trường Nhật đã có tới 80% ngư dân sử dụng thiết bị và công nghệ của Nhật Bản.

Sau khi sụt giảm liên tiếp từ đầu năm, XK cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản trong quý II đã có sự tăng trưởng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt cao nhất là 21,4% trong tháng 5 và tăng 1% trong tháng 6 nên không đủ bù đắp lại lượng sụt giảm từ những tháng đầu năm.

Nhờ sản lượng cao, giá khá tốt nên giá trị sản xuất vải thiều toàn tỉnh năm 2014 đạt khoảng 2.368 tỷ đồng (112,7 triệu USD). Nếu tính tổng doanh thu từ hoạt động dịch vụ phụ trợ (ngân hàng, vận tải, thùng xốp, đá cây, khách sạn... ), tổng doanh thu từ vải thiều đạt khoảng 4.068 tỷ đồng.

Cá tra là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên, những năm gần đây xuất khẩu mặt hàng này giảm, đặc biệt thị trường Châu Âu giảm rất mạnh.