Phá quýt trồng gừng

Điều này đang gây nguy hiểm đến loại trái cây đặc sản của vùng đất Hậu Giang.
Từ sau tết đến nay giá gừng không ngừng tăng lên từ 12.000- 20.000đ/kg và hiện đang ở mức 35.000đ/kg, cao hơn 10-15.000đ/kg so với cùng kỳ năm ngoái.
Vì gừng giá cao nên nhiều nông dân đã chủ động phá bỏ quýt để chuyển sang trồng gừng. Hiện diện tích gừng tại xã Long Trị khoảng 8 ha, tăng 3-4 ha so với năm 2014.
Được biết, xã Long Trị có hơn 200ha diện tích quýt đường nhưng đã có gần 50% bị nhiễm bệnh, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng, vì thế nhiều hộ đã chủ động phá bỏ để chuyển sang trồng gừng.
Tuy nhiên, trồng gừng cũng không kém phần rủi ro và hiện vẫn chưa có đầu ra ổn định, vì thế người dân không nên chạy theo thị trường mà chuyển đổi ồ ạt.
Có thể bạn quan tâm

Tháng 12 vừa qua, cam sành thôn Thuốc Thượng 1, xã Tân Thành (Hàm Yên - Tuyên Quang) đã được Viện Khoa học sự sống (Bộ Nông nghiệp và PTNT) chính thức công nhận an toàn theo tiêu chuẩn VietGap. Đây tiếp tục là bước tiến quan trọng góp phần nâng cao giá trị cam sành Hàm Yên nói chung và vùng cam Tân Thành nói riêng.

Theo các hộ nông dân, bưởi đường lá cam Bạch Đằng hiện nay không đủ cung ứng cho các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, trong đó thị trường tiêu thụ chủ yếu hiện nay là Hà Nội.

Năm 2007, ông Trần Minh Mẫn ở khu vực 2, phường Ba Láng (quận Cái Răng, TP Cần Thơ) thăm người bạn Việt kiều ở tỉnh Tiền Giang. Tại đó, ông được người bạn giới thiệu từng mua hai cây mít giống Myanmar đem về trồng nhưng không hợp phong thổ nên còi cọc, có một cây sống ra một cành duy nhất cho 3 trái. Người bạn biếu ông một trái làm quà.

Nghề nuôi tôm công nghiệp thất bát, nhiều nơi "treo" đầm; trong tình thế khó khăn ấy, trên địa bàn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) lại xuất hiện những cách làm sáng tạo, thay đổi quy trình sản xuất, đạt năng suất, sản lượng cao. Nông dân không chỉ trúng mùa mà còn trúng giá. Đây thật sự là một tín hiệu vui không chỉ cho người nuôi tôm công nghiệp mà còn cho nền kinh tế của huyện nhà.

Ghẹ vùng biển Trà Cổ (TP Móng Cái, Quảng Ninh) nổi tiếng có chất lượng ngon nhờ độ mặn nước biển cao. Tuy nhiên, sản phẩm này hiện không có nhãn mác và không phân loại. Điều này, khó tạo ra được lợi thế cạnh tranh với các loại ghẹ đến từ nơi khác khi xuất khẩu hoặc mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước...