Nuôi Xen Ghép Thủy Sản, Đổi Đời Nhờ Thu Lãi Bạc Triệu

Nhờ mạnh dạn vay vốn để đầu tư phát triển kinh tế bằng mô hình nuôi xen ghép, gia đình ông La Kế - hội viên ND thôn Vân Quật Đông, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thoát nghèo, trở thành hộ điển hình về sản xuất kinh doanh giỏi với thu nhập hàng năm 150 triệu đồng.
Trước đây kinh tế gia đình ông Kế rất khó khăn, thu nhập chủ yếu nhờ vào làm nông. Không cam chịu cảnh nghèo khó, ông bàn với vợ phải thay đổi cách làm ăn để đổi đời và lo cho con cái.
Sau khi tham quan, tìm hiểu một số mô hình kinh tế phát triển của bà con trong vùng, vợ chồng ông quyết định vay vốn để đầu tư phát triển mô hình nuôi xen ghép. Năm 2004, ông Kế dùng số vốn tích góp được và vay mượn thêm để đầu tư nuôi 3 hồ tôm, cua, cá, với diện tích 2ha.
Ông cẩn thận từ khâu nhỏ nhất, bởi cuộc sống của gia đình “đặt cược” vào đó. Ngày nào, ông cũng theo dõi từ cải tạo ao, thả giống đến chăm sóc, cho ăn, thu hoạch... đến “ăn ngủ, vui buồn cùng tôm, cua, cá”.
Với những kinh nghiệm tích lũy, cộng với sự chăm chỉ cần mẫn, cẩn thận đã giúp ông Kế thành công với mô hình nuôi xen ghép này, mỗi năm trừ chi phí thu lãi 80 triệu đồng.
Theo ông Kế, hình thức nuôi xen ghép tuy không mang lại lợi nhuận lớn như nuôi tôm thẻ chân trắng, nhưng độ rủi ro thấp, thu nhập thường xuyên, chủ yếu dựa vào thức ăn tự nhiên như rong rêu, nên chi phí đầu tư không lớn.
Ông Kế cho hay: “Nhờ nuôi xen ghép có hiệu quả mà chúng tôi mới có kinh tế ổn định như ngày hôm nay, lo cho con cái học hành đến nơi đến chốn”. Không dừng lại ở đó, đầu năm 2014 ông được Hội ND tỉnh hỗ trợ 14 triệu đồng từ nguồn dự án xây dựng nông thôn mới để đầu tư nuôi cá đối.
Cá đối thích nghi được với nồng độ muối, dễ nuôi, từ kỹ thuật đến thức ăn đơn giản, chỉ chiếm khoảng 20% tổng chi phí, hoặc những ao nuôi có nhiều rong, cá tạp tự nhiên thì không cần phải sử dụng thức ăn cho cá mà cá ăn những thức ăn tự nhiên trong ao hồ.
Có thể bạn quan tâm

Đến thời điềm này, các vườn thanh trà ở Thủy Bằng (Thừa Thiên Huế) đều bị mất mùa mà chưa tìm được lý do. Thiệt hại đối với mỗi hộ dân ước tính khoảng từ 20 - 50 triệu.

Từ giữa tháng 7, giá lợn hơi toàn tỉnh bất ngờ tăng mạnh trở lại, điều này cũng đồng nghĩa thu nhập của người chăn nuôi đang được cải thiện..

Do giá và đầu ra các loại thủy sản như cá lóc, cá rô đầu vuông không ổn định nên nhiều nông hộ ở Phụng Hiệp (Hậu Giang) chuyển sang nuôi cá thát lát cườm. Toàn huyện hiện có gần 10ha diện tích mặt nước và hơn 300 vèo nuôi loại cá này, tập trung nhiều ở xã Bình Thành, Hòa Mỹ và thị trấn Cây Dương (Hậu Giang)…

Vài năm trở lại đây, đặc biệt là sang năm 2013, “đầu ra” cho con cá tra khó khăn, trong khi đầu vào tăng cao khiến cả người nuôi và doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam đều điêu đứng.

Ảnh hưởng của mưa lũ khiến hơn 1 nghìn ha thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang bị thiệt hại. Người dân đang tập trung khôi phục sản xuất để bảo đảm năng suất, sản lượng vụ cá mới.