Nuôi Xen Ghép Thủy Sản, Đổi Đời Nhờ Thu Lãi Bạc Triệu
Nhờ mạnh dạn vay vốn để đầu tư phát triển kinh tế bằng mô hình nuôi xen ghép, gia đình ông La Kế - hội viên ND thôn Vân Quật Đông, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thoát nghèo, trở thành hộ điển hình về sản xuất kinh doanh giỏi với thu nhập hàng năm 150 triệu đồng.
Trước đây kinh tế gia đình ông Kế rất khó khăn, thu nhập chủ yếu nhờ vào làm nông. Không cam chịu cảnh nghèo khó, ông bàn với vợ phải thay đổi cách làm ăn để đổi đời và lo cho con cái.
Sau khi tham quan, tìm hiểu một số mô hình kinh tế phát triển của bà con trong vùng, vợ chồng ông quyết định vay vốn để đầu tư phát triển mô hình nuôi xen ghép. Năm 2004, ông Kế dùng số vốn tích góp được và vay mượn thêm để đầu tư nuôi 3 hồ tôm, cua, cá, với diện tích 2ha.
Ông cẩn thận từ khâu nhỏ nhất, bởi cuộc sống của gia đình “đặt cược” vào đó. Ngày nào, ông cũng theo dõi từ cải tạo ao, thả giống đến chăm sóc, cho ăn, thu hoạch... đến “ăn ngủ, vui buồn cùng tôm, cua, cá”.
Với những kinh nghiệm tích lũy, cộng với sự chăm chỉ cần mẫn, cẩn thận đã giúp ông Kế thành công với mô hình nuôi xen ghép này, mỗi năm trừ chi phí thu lãi 80 triệu đồng.
Theo ông Kế, hình thức nuôi xen ghép tuy không mang lại lợi nhuận lớn như nuôi tôm thẻ chân trắng, nhưng độ rủi ro thấp, thu nhập thường xuyên, chủ yếu dựa vào thức ăn tự nhiên như rong rêu, nên chi phí đầu tư không lớn.
Ông Kế cho hay: “Nhờ nuôi xen ghép có hiệu quả mà chúng tôi mới có kinh tế ổn định như ngày hôm nay, lo cho con cái học hành đến nơi đến chốn”. Không dừng lại ở đó, đầu năm 2014 ông được Hội ND tỉnh hỗ trợ 14 triệu đồng từ nguồn dự án xây dựng nông thôn mới để đầu tư nuôi cá đối.
Cá đối thích nghi được với nồng độ muối, dễ nuôi, từ kỹ thuật đến thức ăn đơn giản, chỉ chiếm khoảng 20% tổng chi phí, hoặc những ao nuôi có nhiều rong, cá tạp tự nhiên thì không cần phải sử dụng thức ăn cho cá mà cá ăn những thức ăn tự nhiên trong ao hồ.
Related news
Chiều 18/11, Phó GĐ Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng Lương Văn Ngự khẳng định: “Trong rất nhiều báo cáo đánh giá tác động môi trường trong những năm qua của Sở đều không thể hiện nội dung vùng đất trồng chè của tỉnh Lâm Đồng có tàn dư của chất độc dioxin.
Mới đây, Chi cục Thú y tỉnh phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh tổ chức kiểm tra 20 xe nhập tôm giống vào tỉnh và 10 cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh.
Để chuẩn bị xuống giống vụ đông xuân, nông dân sử dụng nhiều loại thuốc BVTV để diệt ốc, diệt cỏ… sau đó xả thẳng xuống sông. Lượng nước nhiễm độc cùng các mầm bệnh khiến cá nuôi tại các làng bè trong tỉnh chết hàng loạt.
Theo báo cáo của các địa phương, từ đầu năm 2014 đến nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là 49.794 ha, hơn 2.000 lồng có tôm hùm bị bệnh và hơn 9.000 ha bị thiệt hại do môi trường ô nhiễm. Một số dịch bệnh quan trọng trên tôm (bệnh đốm trắng), trên cá tra (bệnh gan thận mủ, xuất huyết), trên tôm hùm (bệnh sữa) và thiệt hại do ô nhiễm môi trường liên tục có chiều hướng gia tăng; gây tổn thất hàng nghìn tỷ đồng của người nuôi trồng thủy sản, ngân sách nhà nước và ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu thủy sản của nước ta.
Là huyện có chiều dài bờ biển trên 15km, Kim Sơn có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế, nhất là nghề nuôi trồng thủy sản. Nhờ phát triển nghề nuôi thủy sản mà đời sống của người dân nơi đây đã được cải thiện đáng kể, bộ mặt nông thôn mới ngày càng hiện ra rõ nét. Đặc biệt, những năm gần đây Kim Đông đã bứt phá vươn lên mạnh mẽ để trở thành một trong 2 xã của huyện về đích nông thôn mới vào cuối năm 2014.