Nuôi trồng thuỷ sản chủ động phòng chống dịch bệnh

Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành chức năng, với diễn biến của thời tiết nắng nóng trong vụ nuôi xuân - hè thì người nuôi thuỷ sản cần chủ động trong việc phòng chống dịch bệnh.
Theo đánh giá của ngành chức năng, vụ nuôi xuân - hè năm nay, tình hình nuôi trồng thuỷ sản sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro về dịch bệnh. Trước tình hình dịch bệnh từ nhiều năm trước (cuối năm 2011 đầu năm 2012) thì môi trường nước cho nghề nuôi ở Vân Đồn cũng bị ảnh hưởng, sẽ có tác động xấu đối với nuôi nhuyễn thể cho những vụ tiếp theo.
Trong khi đó loại bệnh đối với tu hài hiện chưa có cách chữa trị hữu hiệu. Bên cạnh đó, nguồn giống cung cấp cho nghề nuôi này chưa đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, toàn tỉnh có 17 cơ sở sản xuất giống thuỷ sản và khoảng 20 hộ dân ương nuôi giống song mới chỉ đáp ứng được trên dưới 20% nhu cầu giống thả nuôi trên địa bàn. Phần lớn giống thuỷ sản do doanh nghiệp, người dân mua từ Trung Quốc và các tỉnh miền Trung. Trong khi đó, công tác quản lý giống trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế, nhất là công tác kiểm dịch.
Chính vì vậy, nguồn gốc và chất lượng con giống khó kiểm soát, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về dịch bệnh. Theo khuyến cáo của ngành chức năng, người nuôi thuỷ sản cần mua bán, thả nuôi con giống đã được kiểm dịch; phòng trừ dịch bệnh theo đúng quy định của Nhà nước và các cơ quan chuyên môn; tuân thủ nghiêm quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản của địa phương.
Ông Thiều Văn Thành, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y cho biết: Năm 2014, dịch bệnh thuỷ sản xuất hiện ở hầu hết các đối tượng chủ lực tại các vùng nuôi tập trung của tỉnh, gây thiệt hại lớn cho người dân. Trong đó, dịch đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi và dịch bệnh trên cá nuôi gây chết cá rải rác tại một số vùng nuôi thuỷ sản trọng điểm trong tỉnh.
Ngay từ đầu vụ nuôi, Chi cục đã tiến hành thu, gửi phân tích xét nghiệm 246 mẫu bệnh đốm trắng, đầu vàng, Taura, hoại tử gan tụy cấp tính và hoại tử cơ trên tôm tại các vùng nuôi trọng điểm, các cơ sở sản xuất tôm giống; kết quả phát hiện 8/130 mẫu tôm sú dương tính với virus gây bệnh đốm trắng, 2/130 mẫu tôm sú dương tính với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính tại xã Hải Lạng - Tiên Yên. Thu, phân tích 35 mẫu cá song, cá bống bớp; kết quả có 3/35 mẫu cá song dương tính với VNN, 1/35 mẫu dương tính ký sinh trùng.
Phối hợp với đoàn công tác của Cục Thú y, Tổng cục Thuỷ sản, Viện Nghiên cứu NTTS I tiến hành khảo sát tình hình, thu mẫu phân tích, xác định nguyên nhân gây chết tu hài nuôi tại Vân Đồn. Kết quả phát hiện nhiều mẫu bệnh dương tính với ký sinh trùng Perkinsus, vi khuẩn Pseudomonas, Vibrio. Qua kiểm tra, Chi cục đã hướng dẫn, chỉ đạo Trạm Thú y, cơ quan chuyên môn địa phương, chủ hộ thực hiện khoanh vùng, xử lý ổ dịch, vệ sinh môi trường. Chi cục đã thông báo rộng rãi đến các hộ nuôi trong vùng biết và áp dụng biện pháp phòng tránh, không để dịch lây lan, nhờ đó giảm thiểu được rủi ro, thiệt hại do bệnh dịch gây ra.
Tuy nhiên, nguy cơ dịch bệnh phát sinh trong vụ nuôi này luôn tiềm ẩn nếu như người nuôi không thực hiện tốt công tác cải tạo, vệ sinh ao, đầm trước khi nuôi và quản lý dịch bệnh trong từ khâu kiểm dịch giống cũng như trong quá trình nuôi.
Để chủ động phòng chống dịch bệnh thuỷ sản, ngay từ đầu vụ nuôi, Sở NN&PTNT chỉ đạo các đơn vị chức năng trong ngành khuyến cáo người nuôi thả nuôi theo đúng quy hoạch vùng nuôi, khung thời vụ. Tổ chức kiểm tra các hoạt động sản xuất và kinh doanh con giống thuỷ sản trên địa bàn và giám sát chặt chẽ dịch bệnh trên các vùng nuôi, giám sát việc sử dụng thuốc, hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản để kịp thời phát hiện, xử lý ngay khi phát sinh ổ dịch không để dịch bệnh lây lan.
Có thể bạn quan tâm

Dồn dập những tin không vui đến với ngành cà phê khi xuất khẩu sụt giảm 40%, giá chạm mức thấp nhất nhiều tháng, nắng nóng và khô hạn, trong bối cảnh đất đai trở nên bạc màu và nguồn nước dần cạn kiệt do ảnh hưởng của nạn phá rừng và mấy thập kỷ tăng mạnh diện tích trồng.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong quý I/2015, một trong những mặt hàng giảm mạnh nhất về kim ngạch xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ là gạo. Nguyên nhân lớn là do sản xuất nông nghiệp của Thổ Nhĩ Kỳ đã dần hồi phục sau một năm hạn hán.

Vài năm trở lại đây, hiệu quả kinh tế từ cây chanh leo ở xã Kdang (huyện Đak Đoa) và xã Đak Djrăng (huyện Mang Yang) đã thực sự khiến cho người dân ngỡ ngàng.

Nhiều loại trái cây đã bắt đầu vào mùa thu hoạch, điều khiến nhà vườn phấn khởi hơn là đến thời điểm này, giá cả vẫn còn khá cao.

Công trình thủy lợi hóa đất màu bằng hệ thống ống tưới kín có tổng kinh phí hơn 7,1 tỷ đồng, được triển khai tại xã Tam Ngọc (TP.Tam Kỳ). Sau gần 2 năm thi công, đến nay đã bắt đầu đi vào hoạt động đã giải quyết bài toán thiếu nước dai dẳng của hàng trăm hộ dân địa phương.