Cá Da Trơn Trung Quốc Giữ Giá Do Dịch Bệnh

Tỷ lệ cá da trơn mắc bệnh cao ở phía đông bắc Trung Quốc đẩy giá cao liên tục tại Vũ Hán.
Tỷ lệ cá da trơn bị bệnh đã tăng lên trong vùng nuôi trồng chính ở phía đông bắc Trung Quốc kể từ tháng 5 và chưa có nhiều cải thiện trong tháng 6. Kết quả là giá cá da trơn tăng cao tại chợ thủy sản Baishazhou Vũ Hán, từ đó kích thích người nông dân Hồ Bắc nuôi cá da trơn .
Cá da trơn từ phía đông bắc Trung Quốc chiếm tỷ trọng cao ở Vũ Hán và giá cá da trơn ngày trước thường thấp, khoảng 12 CNY/kg. Tuy nhiên, việc tăng giá cá da trơn ở Vũ Hán là do tỷ lệ mắc bệnh trên cá da trơn ngày càng tăng ở miền đông bắc Trung Quốc trong tháng 5.
Các cá khỏe mạnh có giá trên 14 CNY/kg, trong khi cá mắc bệnh bệnh có giá 4-6 CNY/kg. Đối với cá da trơn khỏe mạnh, giá tăng khoảng 20%.
Theo số liệu thu thập được, giá bán buôn cá da trơn Mississippi nặng dưới 500g là khoảng 14,6-15 CNY/ kg, cá trên 500g có giá 15-15,2 CNY /kg. Đối với cá da trơn soldatov, giá 15,2-15,6CNY/kgcho loại dưới 500g, và 15,6-16 CNY/kg cho loại trên 500g.
Mặc dù sau Lễ hội Thuyền Rồng không có các lễ hội để giá cá tăng nhưng giá cá da trơn vẫn tăng ở Vũ Hán vào cuối tháng 5.
Trong tháng 6, nhiệt độ tăng lên ở phía đông bắc Trung Quốc không chỉ gây khó khăn cho người nông dân khi đối phó với các bệnh cá da trơn mà còn làm tăng tỷ lệ cá chết trong quá trình vận chuyển. Do đó, giá cá da trơn sẽ có khả năng giữ ở mức cao tại Vũ Hán.
Có thể bạn quan tâm

Ngoài ra, trong năm 2014, công tác kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, vùng nuôi, quản lý thức ăn, chế phẩm sinh học, môi trường được quan tâm đẩy mạnh, tạo môi trường thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản phát triển.

Theo nhiều tiểu thương, giá cua thương phẩm trên thị trường không ổn định như các mặt hàng thủy sản khác, mà thường xuyên biến động và phụ thuộc vào cung cầu của thị trường. Nhưng theo quy luật, hàng năm vào thời điểm cận Tết Nguyên đán, giá cua thương phẩm lại tăng, thậm chí có thể tăng gấp 1,5 lần.

Do phải “treo ao” ngưng nuôi tôm vì thiếu nước mặn, tình hình dịch bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát trở lại, một số hộ dân tại xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) đã mày mò thí điểm mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước ngọt.

Ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản thuộc Sở NN-PTNT, cho biết: Từ ngày 1.2, các vùng nuôi tôm trên cát ở các xã Cát Hải (thôn Tân Thắng), Cát Khánh (thôn An Quang Đông) thuộc huyện Phù Cát (Bình Định); các xã Mỹ An, Mỹ Thắng, Mỹ Đức (khu vực Xóm Mới), Mỹ Thành (phía đông đường Hưng Lạc - Vĩnh Lợi) thuộc huyện Phù Mỹ bắt đầu thả tôm nuôi vụ 1.2015.

Tuy nhiên, do phát triển tự phát, tôm sú lại là loài mẫn cảm với thời tiết nên hiệu quả sản xuất giảm dần. Từ năm 2006 trở lại đây, một số đối tượng nuôi mới được đưa vào khảo nghiệm, trong đó cá bống bớp đã dần khẳng định giá trị, tính phù hợp và được coi là đối tượng chủ lực trong nuôi trồng thủy sản của huyện. Đặc biệt mô hình nuôi cá bống bớp thả xen tôm sú cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn.