Nhu Cầu Cá Thịt Trắng Ở Nga Tiếp Tục Tăng

Các nhà cung cấp thịt trắng lớn nhất của Nga đang nhận thấy, nhu cầu trong nước đang tăng mạnh, trong khi XK vẫn diễn ra bình thường, ít nhất là vào thời điểm này.
Sau khi Nga ban hành lệnh cấm NK vào 7/8/2014, gây ra tác động đáng kể đến lĩnh vực thủy sản toàn cầu, nhu cầu thủy sản khai thác của Nga tăng lên.
Russian Sea Catching (RSC), là một trong công ty đánh bắt cá minh thái lớn nhất của Nga đã thấy nhu cầu cá minh thái và cá trích tăng trên thị trường trong nước.
Ocean Trawlers, đơn vị XK của Karat Group (Nga), chuyên bán cá tuyết, cá tuyết chấm đen, cá minh thái và các loài cá khác cho thị trường nội địa cũng đưa ra thông tin tương tự.
Mặc dù các XK của các DN vẫn bình thường, nhưng tương lai có thể sẽ bất ổn. Người ta nghi ngờ rằng, chính phủ và các công ty khai thác thủy sản có thể họp về việc hạn chế hoặc cấm XK.
Cá minh thái XK của Nga, chủ yếu là cá bỏ đầu và ruột (H&G)đ ược đưa sang Trung Quốc để chế biến và sau đó lại XK sang châu Âu hay Mỹ. Hoạt động này vẫn đang bình thường.
Các tàu cá của Nga đang đánh bắt trong vùng biển được kiểm soát và có xu hướng phục vụ thị trường nội địa nhiều hơn. Giá cá tuyết H&G đang tiếp tục tăng và hiện nay ở mức khoảng 3.300 USD /tấn và Nga là một thị trường tốt.
Đối với sản phẩm cá phile được cấp đông ngay trên biển, thị trường Nga có tăng trưởng nhưng vẫn còn hạn chế, thị trường Mỹ và châu Âu vẫn là đầu ra chính.
Hiện tại châu Âu và Mỹ chưa có biện pháp trả đũa.
Hàng nhập khẩu có thể được thay thế
XK trung bình chiếm 50-80% tổng sản lượng đánh bắt của các công ty Viễn Đông của Nga. Năm 2013, đánh bắt cá trích Nga, ở cả Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, đạt khoảng 480.000 tấn, XK khoảng 250 – 300 nghìn tấn và NK khoảng 80-100 nghìn tấn. Các ngành đánh bắt cá của Nga có khả năng thay thế thủy sản NK.
Chắc chắn thị trường Nga sẽ phải thay thế cá hồi NK để cung cấp cho các kênh bán hàng hiện có, nhưng sẽ rất khó nếu không có cá từ Na Uy. Không phải cái gì có thể thay thế trực tiếp. Cá hồi tươi Na Uy là ví dụ. Thủy sản đông lạnh từ Chile có khả năng đi vào thị trường Nga với khối lượng lớn hơn, nhưng điều này không thay thế trực tiếp cho cá Na Uy tươi.
Có thể bạn quan tâm

Bộ Tài Chính Thái Lan vừa có kết luận về chương trình trợ giá gạo được thực hiện trong vòng 10 năm qua ở nước này, theo đó ước tính toàn bộ chương trình đã chịu lỗ khoảng 682 tỷ Baht.

Ông Claudio Karjalaimen- Giám đốc Công ty Tư vấn Finnsea tại Phần Lan cho biết, Phần Lan không chỉ là một thị trường đầy tiềm năng với mức thu nhập bình quân đầu người 46.178 USD/năm; nhu cầu tiêu dùng của người dân đối với các mặt hàng nông - thủy sản chiếm tới 18 - 20% thu nhập; mà còn là cửa ngõ quan trọng và thuận lợi để hàng hóa nông thủy sản của Việt Nam xâm nhập vào các thị trường Bắc Âu.

Với chủ đề “Nông nghiệp Việt Nam hướng tới giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững”, hơn 400 gian hàng trong đó có nhiều gian hàng đến từ các nước như: Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi tham gia trưng bày, giới thiệu nhiều sản phẩm phong phú, đa dạng bao gồm các sản phẩm nông lâm thủy sản, hàng thủ công mỹ nghệ, thiết bị cơ khí công nghệ phục vụ cho sản xuất, chế biến cho bảo quản nông sản….

Thực hiện chương trình đào tạo huấn luyện khuyến nông giữa Trung tâm khuyến nông (TTKN) Quốc Gia và TTKN tỉnh năm 2014; Từ ngày 4 -11/11, TTKN tỉnh tổ chức đoàn khảo sát, học tập các mô hình nông nghiệp hiệu quả tại 3 tỉnh Tây Bắc: Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai.

Để người dân trồng cao su tăng thu nhập, nhất là khi vườn cây trong giai đoạn kiến thiết cơ bản chưa khai thác mủ, 2 năm (2013 - 2014), Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông - lâm nghiệp Tây Bắc (Viện KHKT Nông - Lâm nghiệp miền núi phía Bắc) thực hiện Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng xen một số giống cây ngắn ngày trên nương cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Điện Biên”.