Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi trồng thuỷ sản chủ động phòng chống dịch bệnh

Nuôi trồng thuỷ sản chủ động phòng chống dịch bệnh
Publish date: Tuesday. May 12th, 2015

Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành chức năng, với diễn biến của thời tiết nắng nóng trong vụ nuôi xuân - hè thì người nuôi thuỷ sản cần chủ động trong việc phòng chống dịch bệnh.

Theo đánh giá của ngành chức năng, vụ nuôi xuân - hè năm nay, tình hình nuôi trồng thuỷ sản sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro về dịch bệnh. Trước tình hình dịch bệnh từ nhiều năm trước (cuối năm 2011 đầu năm 2012) thì môi trường nước cho nghề nuôi ở Vân Đồn cũng bị ảnh hưởng, sẽ có tác động xấu đối với nuôi nhuyễn thể cho những vụ tiếp theo.

Trong khi đó loại bệnh đối với tu hài hiện chưa có cách chữa trị hữu hiệu. Bên cạnh đó, nguồn giống cung cấp cho nghề nuôi này chưa đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, toàn tỉnh có 17 cơ sở sản xuất giống thuỷ sản và khoảng 20 hộ dân ương nuôi giống song mới chỉ đáp ứng được trên dưới 20% nhu cầu giống thả nuôi trên địa bàn. Phần lớn giống thuỷ sản do doanh nghiệp, người dân mua từ Trung Quốc và các tỉnh miền Trung. Trong khi đó, công tác quản lý giống trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế, nhất là công tác kiểm dịch.

Chính vì vậy, nguồn gốc và chất lượng con giống khó kiểm soát, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về dịch bệnh. Theo khuyến cáo của ngành chức năng, người nuôi thuỷ sản cần mua bán, thả nuôi con giống đã được kiểm dịch; phòng trừ dịch bệnh theo đúng quy định của Nhà nước và các cơ quan chuyên môn; tuân thủ nghiêm quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản của địa phương.

Ông Thiều Văn Thành, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y cho biết: Năm 2014, dịch bệnh thuỷ sản xuất hiện ở hầu hết các đối tượng chủ lực tại các vùng nuôi tập trung của tỉnh, gây thiệt hại lớn cho người dân. Trong đó, dịch đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi và dịch bệnh trên cá nuôi gây chết cá rải rác tại một số vùng nuôi thuỷ sản trọng điểm trong tỉnh.

Ngay từ đầu vụ nuôi, Chi cục đã tiến hành thu, gửi phân tích xét nghiệm 246 mẫu bệnh đốm trắng, đầu vàng, Taura, hoại tử gan tụy cấp tính và hoại tử cơ trên tôm tại các vùng nuôi trọng điểm, các cơ sở sản xuất tôm giống; kết quả phát hiện 8/130 mẫu tôm sú dương tính với virus gây bệnh đốm trắng, 2/130 mẫu tôm sú dương tính với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính tại xã Hải Lạng - Tiên Yên. Thu, phân tích 35 mẫu cá song, cá bống bớp; kết quả có 3/35 mẫu cá song dương tính với VNN, 1/35 mẫu dương tính ký sinh trùng.

Phối hợp với đoàn công tác của Cục Thú y, Tổng cục Thuỷ sản, Viện Nghiên cứu NTTS I tiến hành khảo sát tình hình, thu mẫu phân tích, xác định nguyên nhân gây chết tu hài nuôi tại Vân Đồn. Kết quả phát hiện nhiều mẫu bệnh dương tính với ký sinh trùng Perkinsus, vi khuẩn Pseudomonas, Vibrio. Qua kiểm tra, Chi cục đã hướng dẫn, chỉ đạo Trạm Thú y, cơ quan chuyên môn địa phương, chủ hộ thực hiện khoanh vùng, xử lý ổ dịch, vệ sinh môi trường. Chi cục đã thông báo rộng rãi đến các hộ nuôi trong vùng biết và áp dụng biện pháp phòng tránh, không để dịch lây lan, nhờ đó giảm thiểu được rủi ro, thiệt hại do bệnh dịch gây ra.

Tuy nhiên, nguy cơ dịch bệnh phát sinh trong vụ nuôi này luôn tiềm ẩn nếu như người nuôi không thực hiện tốt công tác cải tạo, vệ sinh ao, đầm trước khi nuôi và quản lý dịch bệnh trong từ khâu kiểm dịch giống cũng như trong quá trình nuôi.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh thuỷ sản, ngay từ đầu vụ nuôi, Sở NN&PTNT chỉ đạo các đơn vị chức năng trong ngành khuyến cáo người nuôi thả nuôi theo đúng quy hoạch vùng nuôi, khung thời vụ. Tổ chức kiểm tra các hoạt động sản xuất và kinh doanh con giống thuỷ sản trên địa bàn và giám sát chặt chẽ dịch bệnh trên các vùng nuôi, giám sát việc sử dụng thuốc, hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản để kịp thời phát hiện, xử lý ngay khi phát sinh ổ dịch không để dịch bệnh lây lan.


Related news

Kim Sơn (Hà Nội) Phát Triển Mô Hình Kinh Tế Hiệu Quả Kim Sơn (Hà Nội) Phát Triển Mô Hình Kinh Tế Hiệu Quả

Vụ đông năm 2014, được sự quan tâm của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội (Sở NN&PTNT), Trạm Khuyến nông huyện Gia Lâm đã phối hợp với HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Kim Sơn triển khai 2 mô hình sản xuất trên đất 2 vụ lúa. Đó là mô hình trồng hoa ly với diện tích 1.000m2 và 8ha trồng khoai tây giống Đức bằng phương pháp làm đất tối thiểu.

Thursday. January 29th, 2015
"Cây Đổi Đời" Dưới Chân Núi LangBiang

Với đồng bào K’Ho dưới chân núi LangBiang này, cây dâu tây còn có một tên gọi khác, giàu ý nghĩa và trìu mến hơn: Cây đổi đời!... Sở dĩ có tên gọi như vậy, bởi chính cây dâu tây đã làm cho diện mạo cuộc sống của đồng bào K’Ho nơi đây thật sự thay da đổi thịt chỉ trong thời gian ngắn.

Thursday. January 29th, 2015
Thái Niên (Lào Cai) Cam Trồng Thử Nghiệm Bị Sâu Bệnh Nặng Thái Niên (Lào Cai) Cam Trồng Thử Nghiệm Bị Sâu Bệnh Nặng

Tính đến thời điểm này, xã Thái Niên đã trồng được gần 18 ha hai giống cam nói trên, trong đó có 17,3 ha cam V2. Giống cam V2 do Viện Di truyền Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cung cấp; giống cam Canh do Trạm Bảo vệ thực vật huyện Bảo Thắng cung cấp.

Thursday. January 29th, 2015
Dứa Bảo Sơn Rục Rịch Đón Tết Dứa Bảo Sơn Rục Rịch Đón Tết

Những ngày này trên vạt đồi của các thôn: Đồng Cống, Hồ Sơn 1, Quất Sơn, xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang không khí người dân chăm sóc dứa nhộn nhịp hẳn lên. Những quả dứa lúp xúp đang vươn mình chuyển sang màu vàng làm cho người trồng dứa vui hơn mỗi khi Tết đến xuân về.

Thursday. January 29th, 2015
Cây Thanh Long Trên Vùng Đất Cát Cây Thanh Long Trên Vùng Đất Cát

Học xong đại học, thay vì đi xin việc làm ở các doanh nghiệp, anh Lê Phan Hữu Hưng ở xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai lại về quê với quyết tâm mang kiến thức phục vụ quê hương.

Thursday. January 29th, 2015