Nuôi tôm trong nhà kính đạt hiệu quả kinh tế cao
Đây là dự án nuôi tôm siêu thâm canh với công nghệ cao trong nhà kính của Israel. Tập đoàn Việt Úc đã triển khai thả nuôi giai đoạn 1 từ tháng 3-2015 đến nay, với 14 ao nuôi tôm thẻ chân trắng, mật độ 200 - 500 con/m2; năng suất đạt bình quân 40 - 60 tấn/ha, cao gấp nhiều lần so nuôi thông thường.
Ưu điểm của mô hình này là ứng dụng công nghệ tiên tiến, toàn bộ ao nuôi nằm trong nhà kính được lót bạt, nước trong ao nuôi có thể xử lý, tiết kiệm và sử dụng nuôi đến 10 năm mới thay nước một lần…
Theo các nhà chuyên môn, mấy năm gần đây tình hình nuôi tôm ở ĐBSCL cũng như nhiều nơi khác gặp bất ổn, dịch bệnh lan rộng làm tôm chết tràn lan và rất khó phòng trị. Rất nhiều hộ ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh… tạm ngưng nuôi vì thua lỗ kéo dài.
Mặt khác, giá tôm từ đầu năm đến nay giảm mạnh, cộng với tình hình xuất khẩu khó khăn… khiến người nuôi và doanh nghiệp chế biến điêu đứng. Hiện tại, tìm ra mô hình nuôi tôm an toàn, hạn chế dịch bệnh… là vô cùng cấp thiết.
Vì vậy, thành công bước đầu của mô hình nuôi tôm trong nhà kính ở Bạc Liêu, cần được nghiên cứu nhân rộng; bởi năng suất cao, đảm bảo truy suất nguồn gốc, đảm bảo về môi trường và có thể nuôi theo qui mô lớn…
Có thể bạn quan tâm
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên, tại xã An Hiệp, An Ninh Đông (Tuy An) đã có 21ha tôm thẻ chân trắng với khoảng 11,6 triệu con (từ 30 đến 45 ngày tuổi) bị chết do mắc bệnh hoại tử gan tụy cấp tính. Nguyên nhân do môi trường nước bị ô nhiễm làm cho dịch bệnh lây lan nhanh.
Từ lâu đã được nghe về năng lực và hiệu quả của việc sản xuất ngao giống tại Nam Định nhưng phải đến bây giờ, chúng tôi mới có điều kiện để đích thị đến thăm cở sở sản xuất của anh Nguyễn Văn Cửu ở xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy. Tin đồn quả không sai!
Hơn tháng qua, giá trứng cút liên tục giảm khiến cho người nuôi ở huyện Đông Hòa (Phú Yên) gặp khó khăn; nhiều hộ phải giảm đàn, bỏ trống chuồng.
Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford - Anh quốc vừa phối hợp với Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe và Chi cục thú y Đồng Tháp tổ chức chương trình Hội thảo kỹ năng chăn nuôi và dự phòng lây nhiễm bệnh trên động vật. Trên 60 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Châu Thành tham gia.
Ở xã chuyên canh nhãn Nhị Quí (Cai Lậy - Tiền Giang), ngoài vườn cây ăn trái, nhiều hộ dân đã gắn bó lâu năm với nghề nuôi ong lấy mật. Nuôi ong chi phí đầu tư không cao, đem lại thu nhập khá nếu nắm vững kỹ thuật chăm sóc và có niềm đam mê với nghề.