Người Nông Dân Làm Giàu Trên Đất Khó
Đã có không ít hộ nông dân thất bại khi đầu tư vào phát triển sản xuất, bởi do họ đã áp dụng không đúng quy trình kỹ thuật, thiếu vốn đầu tư, thiếu nơi tiêu thụ sản phẩm hay chưa đổi mới tư duy, cách làm mới... Ở xóm Mỹ Triều xã Thạch (Thạch Hà, Hà Tĩnh) lại có một mô hình phát triển kinh tế theo hướng đa cây cho hiệu quả khá cao.
Kết quả này không chỉ sự nổ lực chịu khó tìm hiểu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và sự chịu khó "đào đất, lật cỏ" mà còn là quá trình vận động, chuyển đổi cơ cấu theo hướng đa cây, đa con mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.
Sau nhiều lần lỡ hẹn, tôi mới có dịp về xóm Mỹ Triều xã Thạch Tân đến thăm mô hình chuyển vườn đồng của gia đình ông Trần Viết Lương, Sau một ngụm nước chè:Ông Lương hồi tưởng lại bảy năm về trước vùng đất này chỉ để cấy lúa nhưng do không chủ động nước nên năng suất thấp "vụ làm lúa còn lại bỏ hoang". Sau khi có chủ trương của UBND xã và sự hỗ trợ của Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư tỉnh, gia đình đã quyết định chuyển 5 sào đất cấy lúa không hiệu quả sang trồng cam kết hợp trồng rau, màu các loại.
Ở thời điểm đó, nhiều người còn gọi tôi là "Lương khùng", họ nghĩ với vùng đất bạc màu này trồng lúa còn chưa xong lại nghĩ đến chuyện trồng cam "trồng cam dưới nước". Để có mô hình được như hôm nay ngoài việc đầu tư kinh phí đào đất đắp vườn cùng với sự chịu khó học hỏi từ bạn bè, tham khảo tài liệu, đặc biệt được cán bộ khuyến nông trực tiếp hướng dẫn nên đã biết kỹ thuật trồng, chăm sóc phòng trừ dịch bệnh cho từng loại cây trồng. Ông Lương nói.
Thả bộ dưới vườn cam, nhìn những cây cam nặng trĩu quả, sau một chút đăm chiêu, ông Lương lại bộc bạch: Những năm đầu khi cây ăn quả chưa khép tán dưới vườn cây ăn quả ông trồng các loại rau như: dưa chuột, ớt cay, mướp đắng… nhằm sử dụng tối đa diện tích, tăng hệ số sử dụng đất nâng cao hiệu quả sản xuất.
Khi trồng dưa chuột cứ 50-60 ngày cho thu hoạch 1 lúa, năng suất đạt 2,0-2,5 tấn, với giá bán bình quân 400 đồng/kg, mỗi lứa dưa chuột, mướp đắng cho thu nhập từ 10-12 triệu đồng, mỗi năm trồng 3 lứa dưa hoặc 2 lứa ớt cay cho thu từ 20-30 triệu đồng, từ năm thứ 3 trở đi khi cây cam bắt đầu cho quả chủ yếu trồng xen ớt cay và mướp đắng, đối với cây cam mỗi năm cho thu hoạch từ 35-40 triệu đồng. Theo tính toán của ông Lương mỗi năm sau khi trừ chi phí gia đình ông còn thu nhập từ 80-90 triệu đồng/năm từ mô hình trồng cây vườn đồng này, tăng gấp hơn nhiều lần so với độc canh cây lúa.
Chị Nguyễn Thị Công, người chuyên thu mua cam bán buôn cho các nhà hàng khách sạn cho biết: Nhờ áp dụng tổng hợp trong công tác chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nên cây cam của ông Lương phát triển tốt, ít sâu bệnh, quả nhiều, vỏ mỏng, có vị ngọt đậm đà, độ đồng đều quả cao nên giá khi nào cũng cao hơn so những vườn khác.
Ông Lê Văn Thường - Trưởng ban khuyến nông xã cho hay: "Với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích, từ năm 2003 UBND xã Thạch Tân đã tập trung xây dựng nhiều mô hình theo hướng đa cây, đa con như: Chăn nuôi cá-vịt kết hợp trồng lúa, chăn nuôi lợn xử lý chất thải, chuyển vườn ra đồng... đã cho thu nhập cao.
Tuy nhiên trong hàng chục mô hình đó, mô hình chuyển vườn ra đồng đã tại xóm Mỹ Triều xã Thạch Tân, với quy mô 1,5 ha, đã thể hiện được tính bền vững cho người sản xuất, qua mô hình này không chỉ giúp cho nông dân thay đổi tư duy trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ theo hướng đa cây mà còn cho hiệu quả kinh tế cao.
Rời Thạch Tân tâm trạng tôi luôn nghĩ mô hình chuyển vườn ra đồng ở Thạch Tân đã đạt kết quả cao, sự thành công này không những mở rộng diện tích cây ăn quả, sản xuất rau màu các loại ở Hà Tĩnh mà còn góp phần nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích. Đồng đất vốn chỉ độc canh cây lúa sau khi chuyển đổi cơ cấu để trồng cây ăn quả kết hợp trồng rau màu được cải tạo đã trở nên màu mỡ để mùa này nối tiếp mùa sau phủ kín những cây trồng cho sản phẩm hàng hoá có sản lượng lớn, chất lượng cao và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích.
Thiết nghĩ, để mô hình được nhân diện rộng ngoài sự hỗ trợ của các cấp các ngành tư vấn kỹ thuật, các địa phương sớm quy hoạch những vùng đất lúa cao cưỡng, hiệu quả thấp xây dựng mô hình theo hướng đa cây, đa thời vụ, cần có nguồn vốn vay để hỗ trợ người dân đầu tư vào sản xuất. Có như vậy mới mở rộng được mô hình theo hướng sản xuất tập trung, qui mô lớn, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ hội nhập.
Có thể bạn quan tâm
Theo báo cáo từ Chi cục kiểm lâm thuộc Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, hiện nay toàn tỉnh còn gần 5.000 con cá sấu không có đầu ra, tình hình này khiến cho hàng trăm hộ nuôi cá sấu bị thiệt nặng về kinh tế. Trong khi đó cá sấu để lâu trong chuồng trại lâu chừng nào thiệt hại kinh tế lớn chừng ấy vì chi phí mua thức ăn cho cá sấu rất cao.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khi đến thăm vùng nuôi tôm công nghiệp lớn nhất ĐBSCL ở tỉnh Sóc Trăng, hỏi “Người nuôi tôm cần gì ở Chính phủ?”. Tất cả những người nuôi tôm đều trả lời “thủy lợi”. Ông Nguyễn Hữu Chí, Phó chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Sóc Trăng, nói cụ thể hơn, hệ thống thủy lợi quá khứ để lại chỉ phục vụ trồng lúa, chưa phục vụ nuôi tôm
Được hai ông bạn cùng ở ngoại thành Hà Nội, một là nông dân ở Thạch Thất và một là thạc sỹ, giảng viên Đại học Lâm nghiệp ở Xuân Mai (Chương Mỹ) rủ cùng làm nấm, tôi bảo: Tôi chỉ biết đánh “võ mồm” thôi, ngoài ra chẳng biết gì sất.
Năm 2011 do tác động của điều kiện thời tiết nên kéo dài thời gian sinh trưởng của lúa xuân từ 10-25 ngày, ảnh hưởng lớn tới lịch gieo cấy lúa hè thu, lúa mùa cũng như thời vụ vụ đông. Tại hội nghị tổng kết sản xuất vụ đông năm 2010 và triển khai kế hoạch vụ đông năm 2011 của các tỉnh, thành phố phía Bắc diễn ra tại Vĩnh Phúc
Theo Chi cục Bảo vệ Thực vật Phú Yên, kết quả giám định của Viện Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) giống sắn KM140 đang trồng ở Phú Yên không nhiễm bệnh chổi rồng.