Sản Phẩm Chăn Nuôi Xuất Tỉnh Tăng Đột Biến
Chi cục Thú y (Sở NN-PTNT Lâm Đồng) cho biết, từ đầu năm 2013 tới nay, lượng sản phẩm chăn nuôi của tỉnh được Chi cục kiểm dịch để xuất ra ngoài tỉnh đã tăng rất nhanh và tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2012. Cụ thể, ước 6 tháng đầu năm đã có 19.500 kg thịt gia súc, gia cầm được kiểm dịch, tăng 14.845 kg (tăng gấp 3 lần), trên 6.140 tấn sữa tươi được kiểm dịch, tăng 3.019 tấn (tăng gấp 2 lần), heo thịt được kiểm dịch 48.500 con, tăng 3.580 con…
Lượng gia súc, gia cầm và sản phẩm chăn nuôi xuất tỉnh tiêu thụ tăng đã thúc đẩy chăn nuôi của địa phương tiếp tục phát triển, nên từ đầu năm tới nay Chi cục Thú y cũng đã kiểm dịch nhập tỉnh cho gần 1,4 triệu con gia cầm giống, trong đó có trên 630.900 con gà giống của 37 trang trại chăn nuôi nhập để nuôi mới.
Có thể bạn quan tâm
Tỉnh Ninh Thuận là trung tâm sản xuất giống thủy sản của cả nước, tuy nhiên, hầu hết các trại giống chủ yếu ươm tôm giống, trong khi nhu cầu cua giống cao nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ. Lâu nay, con giống phục vụ nuôi cua thương phẩm chủ yếu khai thác từ tự nhiên nên ảnh hưởng đến khả năng phát triển mở rộng.
Lợn rừng nuôi trên cát phèn, điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng của vùng biển. Nghe có vẻ trái khoáy nhưng đây là mô hình đang phát huy hiệu quả trên địa bàn thôn Thâm Khê, xã vùng biển Hải Khê, huyện Hải Lăng (Quảng Trị). Ông Trương Văn Cần, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Mô hình kinh tế trang trại này đang được nhân rộng trên địa bàn trong thời gian tới”.
Sau lũ, những “vựa sắn” trong thời kỳ thu hoạch của người dân vùng trũng thấp Bắc Trà My (Quảng Nam) bị úng thối, gây thiệt hại đáng kể giá trị sản phẩm.
Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm nay, bà con nông dân huyện Thới Bình (Cà Mau) đã cấy lấp hơn 24.500 ha, đạt trên 95% kế hoạch năm. Trong đó, lúa cấy trên 20.000 ha, còn lại là lúa sạ, tập trung ở các xã: Thới Bình, Biển Bạch Đông, Biển Bạch và Hồ Thị Kỷ.
Dù mới "bén duyên" với vùng đất đồi gò tại Hà Nội được một thời gian ngắn, song với giá trị sản phẩm hàng hóa đạt 309 triệu đồng/ha, cây thanh long ruột đỏ (TLRĐ) đang phát huy lợi thế trên vùng đất đồi gò, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.