Nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng

Trong đó, hợp phần nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng là trên 1.000 tỷ đồng (tương đương 19,6 triệu USD), kêu gọi từ nguồn vốn ODA của Ngân hàng Thế giới.
Tỉnh Cà Mau hiện có trên 70.000 ha rừng, trong đó sẽ triển khai nuôi tôm - rừng sinh thái khoảng 56.000 ha. Các hộ dân tham gia dự án nuôi tôm -rừng đạt theo các chứng nhận quốc tế, sản phẩm tôm thu hoạch sẽ được doanh nghiệp thu mua đạt giá trị tăng thêm từ 3.000 - 5.000 đ/kg.
Bên cạnh đó, hộ nuôi tôm bảo vệ môi trường rừng, trồng rừng đạt tỉ lệ rừng 4/6 diện tích sẽ được chi trả 500.000đ/ha về dịch vụ môi trường rừng theo quy định của Chính phủ; đồng thời mỗi hộ được đầu tư nhà vệ sinh tự hoại và hưởng lợi nhiều mặt để nuôi tôm đạt chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường tốt.
Hiện sản phẩm từ tôm nuôi sinh thái có nhu cầu tiêu thụ với giá cao. Tỉnh có 6 doanh nghiệp sẵn sàng hỗ trợ phí chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế về nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng.
Dự án nuôi tôm - rừng có chứng nhận quốc tế theo hướng bền vững, lâu dài sẽ giúp bảo vệ rừng ngập mặn và môi trường rừng; tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, tăng thu nhập và đảm bảo sinh kế cho người nuôi tôm, giữ rừng.
Có thể bạn quan tâm

Đã thành thông lệ, hàng năm, cứ đến giai đoạn chuyển mùa, gia đình ông Lê Văn Hiếu, ở thôn 12, xã Nam Dong (Chư Jút) lại sửa sang, che chắn, vệ sinh chuồng trại cho đàn trâu, bò của mình.

Theo Sở Nông nghiệp – PTNT tỉnh thì qua 6 năm thực hiện Nghị quyết 12/2006/NQ – HĐND của HĐND tỉnh về phát triển thủy lợi vừa và nhỏ, hiện tại trên địa bàn tỉnh đã xây dựng và đưa vào khai thác 200 công trình thủy lợi các loại, với tổng dung tích hữu ích hồ chứa trên 213 triệu m3.

Những năm gần đây, trên thị trường lương thực trong tỉnh, nhiều người tiêu dùng biết và tìm mua gạo của huyện Krông Nô; bởi sản phẩm này có ưu điểm như hạt nhỏ, cơm dẻo, hương thơm, vị đậm…

Vì vậy, sau sản phẩm có rau của Hợp tác xã Nông nghiệp thương mại dịch vụ Tia Sáng (Gia Nghĩa) được cấp giấy chứng nhận VietGap vào năm 2012 thì trong năm 2013, tỉnh có thêm hai sản phẩm đạt tiêu chuẩn này. Đó là sản phẩm sầu riêng của trang trại Gia Trung ở xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) và quýt, sầu riêng của trang trại Lộc Hồng ở xã Quảng Khê (Đắk Glong).

Không trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, nhiều hộ nông dân dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã tự mình vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng, cùng góp sức xây dựng quê hương.